Người dân xã Cam Chính, Cam Nghĩa (vùng Cùa, Cam Lộ) trồng tiêu hiệu quả cao và đã tạo nên thương hiệu Tiêu Cùa.
Tiên phong trồng cây dược liệu
Hiện nay toàn huyện có 24ha cây dược liệu, lãnh đạo huyện đang tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm để nông dân yên tâm mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế. Ban đầu, cây dược liệu chủ yếu là vằng, diệp hà châu trồng theo kiểu phó mặc cho đất trời. Sau này, huyện Cam Lộ cử cán bộ đi học tập về phổ biến công nghệ tưới tiết kiệm và hỗ trợ vốn cho nhân dân áp dụng, mở rộng quy mô.
Mô hình trồng cà gai leo công nghệ tưới nhỏ giọt trên diện tích 4ha của chị Lê Hồng Nhạn ở vùng gò đồi khô cằn sỏi đá thôn An Mỹ (Cam Tuyền, Cam Lộ) là minh chứng rõ ràng nhất. Chị Nhạn cho biết, cà gai leo được trồng bằng phương pháp phủ bạt ni-lon, tưới nhỏ giọt phát triển tốt. 4 tháng sau khi trồng có thể thu lứa đầu tiên bằng cách bứt ngang gần sát gốc. Cây cà gai leo có thể thu hoạch liên tục trong 3 năm, mỗi năm 3-4 đợt, năng suất từ 3-5 tấn/ha. Doanh thu trồng cà gai leo từ 120-150 triệu đồng/ha.
Nhiều địa phương trên cả nước thường xuyên đến Cam Lộ để học tập kinh nghiệm ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Ông Ngô Quang Chiến - Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết, ngoài cà gai leo, chè vằng, huyện còn trồng cây hương bài dưới tán rừng sản xuất, nghệ… Lãnh đạo huyện chủ động mời gọi, tìm các doanh nghiệp (DN) để liên doanh, liên kết trồng, bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Mới đây, huyện đã kí hợp tác với một số DN trồng thêm một số cây dược liệu mới. Theo đó, DN sẽ chịu trách nhiệm cấp giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm. Tỉnh sẽ hỗ trợ bạt ni-lon, còn huyện hỗ trợ 1,5 triệu đồng/1 ha để làm đất.
Ngoài cây dược liệu, Cam Lộ có các cây truyền thống hiệu quả cao như sắn, cao su, cây lâm nghiệp… Đặc biệt, 700ha cây lạc và 500ha hồ tiêu của huyện đang được tiếp cận công nghệ tưới công nghệ Israel, năng suất đạt 25-30 tạ/ha. Cam Lộ đang liên kết trồng 80ha dứa hứa hẹn cho giá trị cao. Đa số, các cây trồng chủ lực ở Cam Lộ đều có nhà máy chế biến tại chỗ, mang hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.
Đích nông thôn mới đang tới gần
Ông Chiến cho hay, Cam Lộ chọn thôn (làng) làm đơn vị thi đua trong xây dựng NTM, hàng năm có hình thức khen thưởng xứng đáng về vật chất, công trình phúc lợi cho đơn vị xuất sắc… “Cam Lộ lấy kinh tế, chất lượng cuộc sống nhân dân làm mũi nhọn để xây dựng NTM mới bền vững”, ông Chiến cho biết.
Cam Lộ đang chủ trương phát triển diện tích trồng cây dược liệu, hình thành chuỗi liên kết 4 nhà.
Đến nay, Cam Lộ đạt 142 tiêu chí, tăng 99 tiêu chí so với năm 2011, trong đó có 4 xã đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 29,6 triệu đồng. Với quyết tâm của toàn dân, Cam Lộ phấn đấu cuối năm 2017 có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM và cuối năm 2019 sẽ trở thành huyện NTM.
Theo Ngọc Vũ.TTV.VN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã