Học tập đạo đức HCM

Cán bộ trẻ làm kinh tế giỏi

Thứ hai - 02/03/2015 11:00
Ngay sau khi ra trường, chàng kĩ sư trẻ tuổi Đỗ Văn Tuân (sinh năm 1988) ở Nam Sách, Hải Dương đã chọn một hướng đi khá triển vọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của mình, đó là vừa làm cán bộ khuyến nông viên cơ sở, vừa là người trực tiếp chăn nuôi gia cầm tại quê hương.

 

Tính đến nay, khi tuổi đời vừa tròn 27 và cũng đã vừa học, vừa làm được 7 năm, anh đã tạo lập cho mình một cơ ngơi khá vững chắc và có triển vọng (một trang trại chăn nuôi lại có cửa hàng buôn bán với tổng diện tích 1 ha nằm ngay đường quốc lộ 183); doanh thu từ việc kinh doanh và chăn nuôi gia cầm lên tới trên 200 triệu đồng/năm.

Tìm hiểu về “con đường tiến thân” của chàng trai trẻ Đỗ Văn Tuân, chúng tôi được biết, ngay từ nhỏ anh đã có niềm đam mê với việc chăn nuôi của gia đình. Lớn lên đi học, anh quyết tâm chọn ngành nông nghiệp làm nền tảng cho mình để phát triển sự nghiệp. Từ khi còn là sinh viên Trường Cao đẳng nông lâm Bắc Giang, khác với các bạn (chỉ chú tâm học trong Trường), Tuân lại vừa học, vừa thực hành. 
Nhờ đam mê với nghề, anh Đỗ Văn Tuân đã trở thành một người cán bộ KNVCS thành công.

Ngoài thời gian học trên lớp, anh đi sâu vào tìm hiểu thực tế ở các trại gà giống, công ty, viện gia cầm…, nhất là đối tượng gà giống nuôi thịt. Anh tìm hiểu và học hỏi từ kinh nghiệm ấp trứng đến kĩ thuật nuôi úm gà con, cách chọn gà con làm giống hiệu quả rồi đến các loại thức ăn tổng hợp thích hợp cho gà thịt… Anh tìm hiểu sâu về con gà giống nuôi thịt và tìm mua những giống gà đảm bảo chất lượng từ các trại gà giống mang về cho bà con cô bác quê mình chăn nuôi, và anh không quên hướng dẫn kĩ thuật nuôi gà thịt hiệu quả từ lúc nhập chuồng đến kĩ thuật tiêm và uống vắc xin để phòng dịch bệnh rồi vệ sinh chuồng trại, chọn thức ăn hợp lý… Ban đầu chỉ là một vài đàn gà do anh cấp giống và hướng dẫn kĩ thuật đã gặt hái được hiệu quả, đến nay nhiều hộ chăn nuôi trong và ngoài huyện, tỉnh đã coi anh là một cầu nối về con giống, kĩ thuật, thuốc thú y, thức ăn đáng tin cậy. Và rồi, anh trở thành chàng kĩ sư của bà con, cô bác quê anh lúc nào không biết - dù anh chưa được nhận tấm bằng từ trường học.

Vừa học vừa làm, sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng và thấy kiến thức vẫn chưa đủ, chưa sâu, anh quyết tâm thi tiếp vào hệ đại học liên thông của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chuyên ngành chăn nuôi thú y. Trong lớp học anh cũng luôn là một trong số những sinh viên ham học nhất đặc biệt là tham gia vào các đề tài, dự án cùng các thầy cô để nâng cao chuyên môn.

Năm 2010, khi chính thức được nhận tấm bằng đại học, trở thành một kĩ sư chăn nuôi, anh trở về quê lập nghiệp. Anh đảm nhiệm công việc của một khuyến nông viên cơ sở tại xã Thanh Quang.

Ngoài công tác xã hội, anh còn là một ông chủ nhỏ phát triển kinh tế trang trại nhờ nuôi hàng nghìn con gà mỗi lứa. Doanh thu mỗi năm từ nuôi gà thịt trung bình khoảng 150 triệu đồng, lợi nhuận từ 40 - 60 triệu đồng/lứa.

Điều đáng nói, trong khi rất nhiều người nuôi gà có lứa lỗ trầm trọng, thì những lứa gà anh nuôi luôn có lãi dù nhiều hay ít. Được biết, để có một lứa gà nuôi thịt hiệu quả là cả một quá trình đào sâu suy nghĩ, căn cơ tính toán và chuyên sâu kĩ thuật. Rất nhiều đồng nghiệp và người chăn nuôi các nơi về thăm mô hình chăn nuôi gà thịt của anh để học hỏi kinh nghiệm, để anh tư vấn chọn thời điểm thích hợp để nhập đàn sao cho lúc bán sẽ được giá.

Cũng chính từ thực tế nuôi gà thường xuyên hàng năm anh đã tìm tòi, thử nghiệm và rút ra kinh nghiệm độn chuồng gà gồm trấu, cát và vôi tả, giúp cho việc vệ sinh chuồng trại vừa đơn giản mà hiệu quả. Cách làm này đã được rất nhiều người nuôi gà áp dụng theo và khá thành công. Ngoài ra, anh còn có kinh nghiệm lựa chọn thời điểm vào đàn nuôi gà thịt sao cho lúc bán sẽ được giá; cách chọn thuốc, vắc-xin phòng bệnh cho gà đạt hiệu quả.

Hiện tại, anh đang sở hữu một trang trại có quy mô nuôi gà thịt, vịt đẻ, trồng cây, thả cá, trong thời gian tới anh sẽ mở quầy thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi với quy mô lớn để phục vụ bà con quê hương. Đồng thời, anh học hỏi thêm kĩ thuật ấp trứng, sản xuất ra những lô gà giống chuẩn để khép kín một chu trình chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình cũng như thuận lợi cho anh trong công việc chuyển giao kĩ thuật cho người chăn nuôi. Anh tự tin và yên tâm hơn khi bên mình có một người vợ cùng ngành luôn song hành và hỗ trợ, cùng anh làm kinh tế trang trại gia đình.

Khi được hỏi, trước thực tế của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay vô cùng khó khăn và rủi ro lớn vì dịch bệnh hoành hành, thị trường tiêu thụ không ổn định, anh có thấy nao núng không? Anh bộc bạch, thực sự lúc mới bắt tay vào chăn nuôi anh cũng đã có những lứa gà nuôi không hiệu quả, nhưng giờ đây khi kinh nghiệm và kĩ thuật của anh đã đến lúc “chín muồi” thì anh luôn tự tin và quyết giành thắng lợi. Cũng chính vì thế mà anh đầu tư xây dựng trang trại, chứ không như người khác có vốn là bỏ chăn nuôi xây nhà lầu và quán bán hàng. Anh chia sẻ: “Nếu làm cái gì cũng dễ thì ai cũng làm được, đâu phải học hành, đâu phải dày công “ khổ luyện”?” Bởi vậy, anh đã “mài sắt” bao nhiêu năm qua, để đến ngày hôm nay, anh đang tự tin “cầm cây kim” của mình để đón nhận thành công, hưởng thụ kết quả.

                                                                                  Trần Thị Liên

Theo khuyennongvn.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại835,647
  • Tổng lượt truy cập90,899,040
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây