Học tập đạo đức HCM

Nuôi thủy đặc sản thu nhập cao

Thứ hai - 02/03/2015 20:47
Ông Trương Vĩnh Yên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết, năm 2014 trung tâm đã triển khai mô hình nuôi thủy đặc sản quy mô nông hộ tại 7 huyện, thành phố. Hai đối tượng nuôi là cá lóc và ếch.

Quy mô nuôi cá lóc nuôi trong bể đất lót nylon (vèo đặt trong ao) 850 m2, với 17 hộ tham gia (4.000 con/ hộ), mật độ nuôi 80 con/m2. Nuôi ếch quy mô 420 m2 với 14 hộ tham gia (1.500 con/hộ), mật độ nuôi 50 con/m2. Thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước hỗ trợ 100% tiền con giống và 30% tiền thức ăn còn người dân đối ứng 70% thức ăn và đầu tư bể đất lót nylon, vèo nuôi, công chăm sóc theo quy trình kỹ thuật…

Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm Khuyến nông và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Nuôi thủy đặc sản thu nhập cao

Nuôi cá lóc trong vèo lãi cao

Nhìn chung, các hộ tham gia mô hình đã tuân thủ và thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật, quản lý ao nuôi đạt yêu cầu đề ra. Sau 4 tháng thả nuôi ếch với tỉ lệ sống đạt 72%, trọng lượng bình quân 300 gr/con. Sản lượng bình quân đạt 269 kg/mô hình. Lợi nhuận 1,5 triệu đồng/mô hình. Mô hình nuôi cá lóc sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống cá lóc đạt 74%, trọng lượng bình quân 400 gr/con. Sản lượng bình quân đạt 917 kg/mô hình. Lợi nhuận 6,7 triệu đồng/mô hình.

Các hộ tham mô hình đều nhận thấy được lợi ích của việc tận dụng diện tích nhỏ (30 - 50 m2) và thời gian nhàn rỗi để nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế. Đồng thời được nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng vào thực tế để tăng thêm lợi nhuận góp phần ổn định đời sống kinh tế hộ. Việc xã hội hóa và nhân rộng mô hình là rất khả quan. Trong buổi tổng kết mô hình, các ý kiến của người dân đều thống nhất:

- Mô hình nuôi được thực hiện trên các loại hình: Nuôi trong vèo, bể đất lót nylon đều có khả năng ứng dụng, nhân rộng phát triển cho những hộ ít vốn. Mô hình nuôi trong vèo ghép cá (rô, sặc rằn, trê…) trong ao vừa có thể tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi từ thức ăn của cá lóc vừa hạn chế ô nhiễm môi trường từ nguồn thức ăn thừa.

- Việc sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn cá tạp trong quy trình nuôi cá lóc thương phẩm có nhiều ưu điểm so với quy trình nuôi truyền thống sử dụng thức ăn cá tạp:

+ Không tốn nhiều công sức để đi mua và sơ chế trước khi cho ăn, giảm hẳn chi phí thuê nhân công.

+ Nguồn cung cấp và chất lượng thức ăn luôn chủ động và ổn định.

+ Giảm hẳn chi phí cho việc bổ sung các loại thuốc bổ giúp cá nâng cao sức đề kháng và tiêu hóa tốt do trong thức ăn công nghiệp các thành phần trên đã được tính toán phối trộn cẩn thận theo nhu cầu của cá.

+ Ít gây ô nhiễm nguồn nước, do đó giảm nhu cầu sử dụng nguồn nước và giảm tình trạng cá nhiễm bệnh do môi trường bị ô nhiễm.

- Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi ếch, đối tượng nuôi này không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt, hay những mảnh đất trống để đặt vèo hay lót bạc là có thể nuôi ếch thịt. Thức ăn cho ếch cũng rất đa dạng, có thể dùng cá biển, ốc bươu vàng xay nhuyễn cho ếch ăn hay cũng có thể dùng thức ăn công nghiệp.

Nuôi ếch mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông hộ nhưng bên cạnh đó cũng có không ít hộ nuôi thất bại. Nguyên nhân là do người nuôi chủ quan cho rằng ếch dễ nuôi nên không chú ý chăm sóc, học hỏi kinh nghiệm.

Phong trào nuôi ếch trên địa bàn tỉnh phát triển tự phát, manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó quản lý, nhất là quản lý chất lượng ếch giống. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, chưa thật sự ổn định, giá cả biến động thất thường làm tăng rủi ro cho các hộ nuôi.

Với những kiến thức, kinh nghiệm đã nắm được, tin rằng bà con sẽ áp dụng có kết quả vào thực tế các mô hình, cho các vụ nuôi sắp tới nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 

>> Theo ông Yên, bên cạnh những thành công nhất định, người nuôi thủy sản còn gặp khó khăn về chất lượng con giống, quy trình kỹ thuật, giá cả thức ăn, môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ… đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và khả năng nhân rộng mô hình. Để phong trào nuôi thủy sản phát triển ổn định, hiệu quả thì vấn đề ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật và việc lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp đối với người nuôi là cần thiết...

Kiều Tiên (Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long) 
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại983,903
  • Tổng lượt truy cập91,047,296
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây