Học tập đạo đức HCM

Cha đẻ khái niệm rau sạch

Chủ nhật - 08/03/2015 09:55
Cụm từ "rau sạch ngày nay không lạ với người tiêu dùng Việt, song ít ai biết “cha đẻ” của sản phẩm này là “Hùng rau sạch”.

Ông là Nguyễn Bá Hùng, một tiến sĩ sinh học, khoảng 25 năm trước đã mang công nghệ trồng rau theo công nghệ hiện đại từ Pháp về phổ biến tại Đà Lạt. Cái tên “Hùng rau sạch” như một nhãn hiệu gắn liền bởi ông là người đầu tiên mang công nghệ trồng rau sạch trên vỉ xốp, trong nhà kính ở nước ngoài về hướng dẫn cho nhà nông tại Đà Lạt từ những năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước.

Mấy năm sau, TS Hùng cũng là người tiên phong nghiên cứu, gây giống và sản xuất những giống cây củ tí hon cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao. Ông lập Công ty Organik, mở trang trại rộng hơn 4 ha tại Trại Mát (Đà Lạt) để tập trung nghiên cứu và trồng các loại rau củ tí hon này.

Tiên phong đưa giống rau củ tí hon về VN

Trang trại của Organik nằm lọt giữa một thung lũng, bọc xung quanh là những con suối và triền đồi. Vị trí này, theo ông Hùng, giúp đảm bảo cho việc trồng rau sạch vì không bị lây nhiễm bệnh, hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng từ các trang trại trồng hoa màu khác. Organik hiện đang nghiên cứu và trồng luân phiên khoảng 150 chủng loại rau, củ, hoa, quả, đa số là giống cây lạ và tí hon. Riêng rau mùi, Organik có gần 20 loại với màu sắc, mùi vị, hình thù khác nhau, giá bán không dưới 80.000 đồng/kg. Rau xà lách, có hơn 15 giống đa màu, thu hoạch khoảng 1 tháng. Các loại củ cải, củ dền, cà rốt... tí hon thì trồng khảng 2 - 3 tháng là thu hoạch.

Sau thu hoạch, rau được đưa vào máy rửa có xử lý ozon, rồi chuyển vào máy sấy ly tâm và chuyển vào phòng riêng để đóng bao bì, gắn mã vạch chuyển đến khách hàng. Còn rau cắt sẵn, làm sạch ăn liền cũng được đóng gói và có thể giữ trong môi trường mát một tuần mà không mất dưỡng chất. Ông Hùng khẳng định tuyệt đối không dùng hóa chất để bảo quản mà chỉ đơn giản dùng kỹ thuật cho rau “ngủ”, tăng carbon giảm ô xy hạn chế quá trình trao đổi chất sau thu hoạch mà các nước tiên tiến đã áp dụng. Minh chứng cho điều này, ông cho lấy gói rau hữu cơ đã được xử lý đóng gói, cắt bao bì và bày lên đĩa mời khách “ăn liền”.

Hướng dẫn chúng tôi tham quan trại, đưa tay chỉ hồ nước đang được máy bơm nước vào để lắng qua đêm mới tưới cây, ông Hùng nói để thực hiện thành công mô hình rau sạch cao cấp này, không chỉ có tiền, đầu tư tốt nhà kính thôi, mà phải đầu tư mạnh trong nghiên cứu di truyền giống để có giống phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng.

Tham vọng trồng rau chữa bệnh

Thực tế, mấy năm trước đây, đã có không ít nhà đầu tư nông nghiệp từ Úc, Nhật, mang công nghệ trồng rau hiện đại đến Đà Lạt đầu tư trồng rau sạch, nhưng thất bại. Nhiều giống rau quả người Úc mang sang đây không chịu nổi mưa dầm ở vùng đất cao nguyên này. “Những giống rau của họ chỉ có thể chịu lượng mưa 700 - 800 mm/năm, trong khi ở đây là 1.500 mm/năm. Theo tôi, nghiên cứu di truyền giống trước khi trồng tại một vùng thổ nhưỡng cho dù được coi là thuận lợi như Đà Lạt là cực kỳ quan trọng. Đầu tư nông nghiệp ở vùng có khí hậu thổ nhưỡng khắc nghiệt, nhà đầu tư phải chuẩn bị tinh thần thất bại, đừng nghĩ trồng đâu trúng đó”, ông cho biết.

Ông Hùng cũng cho biết, đang khảo nghiệm và đưa vào trồng một số loại rau có công dụng chữa bệnh. Chẳng hạn, nhiều loại rau có sắc tố đỏ, chứa nhiều hàm lượng a xít, phù hợp cho người có thể trạng kém, ăn kiêng. Một trong những phương pháp tốt nhất là dùng thân cây chuối để làm giá thể trồng rau, tạo nên sản phẩm “xà lách chuối” chuyên phục vụ những người bị bệnh ung thư hoặc các bệnh nan y khác.

Hiện Organik đã có chi nhánh tại Q.2 (TP.HCM). Mỗi năm, công ty sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng 70 tấn rau sạch, chủ yếu phục vụ cho một số khách sạn, resort 4 - 5 sao tại TP.HCM, Hà Nội, Phan Thiết, Nha Trang... mấy trăm gia đình người nước ngoài sống tại VN và xuất sang Singapore. Sản phẩm xuất khẩu chính của Organik là rau xà lách đã qua xử lý, đóng gói tại trang trại bằng công nghệ hiện đại nhập từ Pháp. Trong năm 2015 này, TS Hùng cho biết, sẽ mở rộng trang trại thêm gần 1 ha nữa. “Tham vọng của chúng tôi là phải tăng năng suất lên đến 300 tấn/năm mới phục vụ đủ nhu cầu thị trường” - ông Hùng nói.

Nguồn: www.kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay59,973
  • Tháng hiện tại856,671
  • Tổng lượt truy cập90,920,064
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây