Học tập đạo đức HCM

Nuôi dê trên rẻo cao

Thứ ba - 10/03/2015 03:30
Từ 121 con dê (giống bản địa) được dự án cấp, đến đầu năm 2015, đã có 52 hộ đồng bào dân tộc Thái ở huyện Tương Dương (Nghệ An) đã phát triển đàn thành hàng nghìn con
Con dê đang trở thành một trong những vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giúp bà con tại huyện miền núi cao này vươn lên thoát nghèo bền vững. Tương Dương là huyện vùng núi rẻo cao, được ví là “chảo lửa” ở Đông Dương bởi mùa đông nhưng nhiệt độ có lúc vẫn lên tới 36 độ C. Vì vậy, việc tìm được vật nuôi phù hợp cho vùng đất này đang gặp rất nhiều khó khăn. Giống bò bản địa đang được bà con phát triển nhanh nhưng do tập quán chăn thả rông trong rừng sâu, địa hình đồi núi lại dốc, đàn bò thường xuyên gặp rủi ro. Đàn lợn bản địa lẽ ra phải được phát triển số lượng nhưng thiếu đầu ra khiến đồng bào chuyển sang nuôi nhỏ lẻ từ 1 - 3 con/hộ. Năm 2013, từ nguồn vốn thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, UBND xã Thạch Giám đã cấp 21 con dê bản địa cho 7 hộ đồng bào Thái để làm mô hình. Điều đáng mừng là chỉ sau gần 1 năm, đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt và tăng nhanh về số lượng. 7 hộ dân này dùng đàn dê của mình làm nguồn giống để tiếp tục nhân rộng mô hình, thông qua việc cấp lại cho 7 hộ dân khác, mỗi hộ 2 con để phát triển đàn. Năm 2014, theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, Trạm Khuyến nông huyện Tương Dương cấp tiếp 90 con dê bản địa cho 45 hộ đồng bào Thái tại 3 xã với tổng kinh phí gần 340 triệu đồng. Đồng thời tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ thuật nuôi dê cho các hộ dân thụ hưởng chương trình... Đến nay, nhờ áp dụng tốt kỹ thuật nuôi dê đã được tập huấn, trên 300 hộ đồng bào Thái tại xã Thạch Giám và một số xã tại huyện Tương Dương đã phát triển đàn dê lên hàng nghìn con, nhiều hộ dân thu lãi ròng từ đàn dê của mình từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Ông Lô Văn Thủy, trú tại bản Thạch Dương, xã Thạch Giám, một trong số các hộ được cấp dê dự án nhận xét: “Tại địa phương này, không có vật nuôi nào đem lại hiệu quả kinh tế cao như con dê. Địa hình ở đây đồi núi cao, dốc, nên trâu, bò rất khó phát triển... Nhờ nguồn thức ăn từ cây cỏ trên núi rất dồi dào, nhiều hộ còn trồng thêm cỏ voi, ngô làm thức ăn, cho nên đàn dê càng có điều kiện để phát triển nhanh. Bà Nguyễn Thị Bình, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tương Dương cho biết: “Con dê đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với những vật nuôi khác. Vì thế, để giúp bà con phát triển đàn nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi sẽ tiếp tục mở nhiều đợt tập huấn, đồng thời vận dụng các nguồn hỗ trợ phát triển SX để tăng số lượng đàn dê nhằm nâng cao đời sống, giúp bà con thoát nghèo bền vững”. Đầu năm 2013, nhà ta nhận 3 con dê dự án, sau 1 năm, dê cái đẻ được 2 lứa, bán giống được gần 10 triệu đồng. Ngoài ra, nhà ta còn được giao trách nhiệm cấp giống cho một hộ dân khác. Năm 2014, nhờ lãi ròng được 40 triệu đồng, nên mới có điều kiện để xây lại ngôi nhà mới”. Ông Thủy cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Đàn dê nhà ta thả trên đồi cao nhưng con nào cũng nhớ đường và về chuồng đúng giờ là nhờ cán bộ tập huấn bảo ta cho thêm một ít muối trắng trong mỗi bữa ăn tối của dê đấy”. Nếu ông Thủy được coi là người nuôi dê bán chăn thả giỏi nhất xã Thạch Giám thì ông Kha Tân Nguyệt được biết đến là người nuôi dê nhốt hiệu quả nhất. Theo ông Nguyệt, dê là loài vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vào mùa mưa và những lúc sương nhiều thường rất dễ nhiễm các loại bệnh như chướng hơi, lở loét miệng, đau bụng… Vì vậy, nuôi nhốt sẽ chủ động phát hiện và ngăn ngừa được các loại bệnh cho đàn dê. Mặt khác, dê là loài vật tiêu tốn rất ít thức ăn. Mỗi ngày ông Nguyệt chỉ cần dành 2 giờ đồng hồ lên núi hái lộc về cho dê ăn là đủ. Để đàn dê nhanh lớn, ông bổ sung thêm mỗi ngày 1 chén nhỏ hạt ngô/con. Thông thường dê chăn thả mất khoảng 7 tháng mới xuất chuồng thì ông Nguyệt chỉ mất 5 - 6 tháng là có thể bán cho thương lái được. Gia đình ông Nguyệt bắt đầu nuôi dê nhốt chuồng từ năm 2007, có thời điểm đàn dê của gia đình ông lên đến 30 con nhưng mỗi năm cũng chỉ tiêu tốn khoảng 4 - 5 tạ ngô hạt. Trừ các khoản chi phí, mỗi năm ông thu lãi ròng 40 - 50 triệu đồng. Thực tế hiện nay số lượng dê thịt trên địa bàn huyện Tương Dương cung chưa đủ cầu. Nhà nào có dê xuất chuồng là lái buôn đến tận nhà mua ngay. Nhu cầu thị trường hiện còn rất lớn, hiệu quả kinh tế từ con dê thu được cao khiến nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn phát triển đàn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đang khuyến khích người dân nâng tổng đàn, nhằm tăng thu nhập. Vì thế ttrong thời gian tới chắc chắn đàn dê của huyện sẽ tiếp tục tăng mạnh
 
 NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập256
  • Hôm nay59,883
  • Tháng hiện tại856,581
  • Tổng lượt truy cập90,919,974
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây