Học tập đạo đức HCM

Chàng sinh viên bỏ học lập trang trại rau sạch nổi tiếng Đà Lạt

Thứ tư - 25/10/2017 04:39
VietFarm là một trong những trang trại chuyên sản xuất nông sản sạch nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt. Nhưng mấy ai biết rằng, ông chủ trang trại nức tiếng này lại là một chàng trai trẻ từng khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng.

Trang trại trồng rau sạch đẹp như "mơ" của Nguyễn Đông Hải

“Bén duyên” trồng rau từ làm thuê

Năm 2007, khi còn là sinh viên ngành Môi trường, Đại học Đà Lạt, Nguyễn Đông Hải (33 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã nảy ý định thuê đất trồng rau. Tuy nhiên, là sinh viên, không có vốn, cũng không có mối quan hệ nên Hải phải nhờ chị gái (lập gia đình tại Đà Lạt) đứng ra thuê 3ha đất hoang ở phường 9, TP.Đà Lạt để khởi nghiệp làm nông. Thuê được đất, Hải mạnh dạn mượn sổ đỏ của gia đình chị gái thế chấp vay được 300 triệu làm vốn đầu tư sản xuất.

Chàng sinh viên trẻ tay ngang làm nông nghiệp trong khi không có kỹ thuật, vốn liếng vay mượn, đất đai, máy móc phải đi thuê là một thử thách vô cùng lớn. “Trong suốt mấy năm liền, mình làm ăn không hiệu quả mặc dù đã cố gắng hết sức. Sản phẩm làm ra chủ yếu phụ thuộc vào thương lái tới vườn mua nên đầu ra rất bấp bênh; nhiều khi trúng mùa nhưng phải đổ bỏ nguyên cả vườn rau”, anh Hải kể lại.

Hải còn liên kết với 20 hộ dân khác với diện khoảng 30ha để sản xuất nông nghiệp sạch, nhận bao tiêu sản phẩm để đủ hàng cung cho hệ thống các siêu thị. Tổng doanh thu của trang trại hiện nay lên tới hàng chục tỉ đồng/năm, giải quyết việc làm ổn định cho gần 100 lao động, trở thành một trong những trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nổi tiếng tại Đà Lạt. 

Rau làm ra không bán được, chàng sinh viên kiêm chủ trang trại phải đi năn nỉ thương lái rủ lòng thương “hoàn cảnh sinh viên” để họ tới thu mua sản phẩm, vớt vát lại phần nào vốn liếng đầu tư đang ngày càng thua lỗ. “Lúc bấy giờ, nếu không có một hướng đi mới, chắc chắn tôi sẽ phải phá sản, chấp nhận thất bại toàn diện!..”, Hải chia sẻ.

Vươn lên từ nợ nần

Trước việc làm ăn thua lỗ, Hải quyết định nghỉ học khi còn dở dang 3 năm đại học để “toàn tâm, toàn trí, toàn lực” tìm cách vực dậy trang trại. Hải đi nhiều nơi để tìm hiểu về cách làm nông nghiệp sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn Globoal-Gap, VietGAP… với mục đích để sản phẩm có thể thâm nhập được vào chuỗi các nhà hàng, siêu thị, tạo sự ổn định cho đầu ra.

Một lần nữa, chàng trai này lại tiếp tục “vận động” người thân vay mượn tiền bạc để giúp anh tái đầu tư, cấu trúc lại sản xuất. Phần lớn diện tích được anh Hải đầu tư lại từ đầu để phù hợp với việc sản xuất các loại nông sản đạt chuẩn về chất lượng. Anh Hải đã chủ động tìm tới các đơn vị bao tiểu sản phẩm số với lượng lớn, có uy tín, gồm hệ thống các nhà hàng, siêu thị cung cấp các loại rau, củ, quả, đạt chuẩn GloboalGAP, VietGAP, MetroGAP...

“Ông trời đã không phụ lòng”, sản phẩm nông nghiệp của Hải đã nhanh chóng được đối tác lựa chọn, đưa vào kênh phân phối chính thức của siêu thị. Từ một trang trại bên bờ vực phá sản vì thua lỗ, Hải đã đi tắt đón đầu xu hướng tiêu thụ nông sản sạch trên thị trường, tập trung sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, chú trọng tới chất lượng sản phẩm nên đã được các đối tác chấp nhận. Không chỉ trả hết nợ trong thời gian ngắn, trang trại này còn ăn nên làm ra trong sự ngỡ ngàng của người thân và bạn bè.

Hải đang sở hữu tới 20ha đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đến nay, Hải đang sở hữu tới 20ha đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó trên 10ha đã chuyển vào sản xuất trong nhà kính, với các loại sản phẩm chủ lực như dưa leo, cà chua các loại, cải ngũ sắc, ớt chuông, củ cải…

Theo Duy Hậu/TTV.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm282
  • Hôm nay79,705
  • Tháng hiện tại784,818
  • Tổng lượt truy cập90,848,211
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây