Học tập đạo đức HCM

Chị B’Bop và đàn dê nghĩa tình giúp bà con thoát nghèo

Thứ sáu - 17/04/2015 04:40
Chị B’Bop A Jun (48 tuổi, trú tại buôn Huk A, xã CưM’gar, huyện CưM’gar, Đăk Lăk) dù chẳng phải là người giàu có nhưng nhiều năm qua đã giúp đỡ nhiều gia đình bằng cách cho họ mượn dê về nuôi...

Cho mượn dê giống

“Ngày trước, do đất đai ít ỏi nên 8 người trong gia đình tôi sống chật vật lắm. May nhờ chị B’Bop giúp cho mà giờ mới khá lên được đấy” - ông Y B’Lam (xã Cư M’Gar) bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như thế. “Hồi đó, thấy chúng tôi khó khăn, chị đã đến động viên rồi chủ động đề nghị cho mượn cặp dê giống. Nghe nói thế gia đình tôi mừng lắm. Nhưng khổ nỗi, hồi xưa đến giờ nhà tôi đâu có biết nuôi dê, lỡ làm chết của chị thì sao? 

Thấy chúng tôi còn nghi ngại chị trấn an: “Không sao đâu, anh chị cứ mang về nuôi, nếu nó có chết thì thôi. Anh chị cứ yên tâm em sẽ hướng dẫn cho cách nuôi”- ông Y B’Lam kể tiếp. Vậy là từ 2 con dê giống, nhờ được chị B’Bop tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi nên sau 4 năm chăm sóc, ông Y B’Lam đã có một đàn dê hơn chục con sinh trưởng rất tốt. Và cũng nhờ đàn dê ấy mà cuộc sống của gia đình ông Y B’Lam đã dần được cải thiện.

 

Chi B’Bop va dan de nghia tinh giup ba con thoat ngheo
 Đàn dê nhà chị B’Bop (phải) đã giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.    D.H
Nhà Y B’Lăk - Niê ngày trước cũng thế. Vừa thiếu đất sản xuất lại đông con nên nhà Y B’Lăk nhiều năm liền sống trong cảnh thiếu đói. Cho đến khi được chị B’Bop cho mượn cặp dê, cuộc sống của gia đình Y B’Lăk có những đổi thay. “Bây giờ tôi đã có hơn chục con dê. Mỗi năm, mỗi con dê cái đẻ được từ 4-6 con, giúp gia đình tôi có thêm một nguồn thu rất đáng kể”- Y B’Lăk cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng bằng cách cho mượn dê giống, những năm qua, chị B’Bop đã giúp hơn 10 gia đình trong xã ổn định cuộc sống.

“Giúp người nghèo phải hiểu người nghèo”

Đến thăm gia đình, chúng tôi thật bất ngờ khi biết rằng chị B’Bop không phải là người giàu có gì. Vốn chẳng có chồng con, cuộc sống trước đây của chị B’Bop cũng trăm bề khó khăn. Nhiều năm liền gia đình chị luôn nằm trong diện hộ nghèo. Mãi cho đến khi tích cóp được ít vốn để mua dê về nuôi gia đình chị mới dần khá lên. Chị tâm sự với chúng tôi: “Bản thân gia đình tôi cũng thuộc diện hộ nghèo nên tôi hiểu rất rõ nỗi vất vả, cũng như khó khăn của người nghèo. Ai cũng muốn thoát nghèo nhưng quan trọng là không thể tìm ra lối để thoát. Tâm lý chung của người nghèo là chẳng dám vay mượn ai vì sợ không trả nổi. Vậy nên để có một số vốn nho nhỏ với họ là rất khó khăn”.

Chính vì hiểu được điều đó và từ kinh nghiệm chính bản thân mình mà mấy năm qua chị B’Bop mới nghĩ ra cách cho người nghèo mượn dê. Từ ngày có được đàn dê hơn 10 con, chị B’Bop đã chủ động tìm đến các hộ nghèo để giúp đỡ. Cứ khi nào các hộ bắt đầu có “vốn” là những chú dê con thì chị B’Bop lại mang dê của mình về để cho người khác mượn. “Tôi làm thế chỉ vì muốn giúp các gia đình bớt khổ chứ chẳng để lấy lời lãi gì cả. Tôi sẽ tiếp tục làm việc này đến khi giúp đỡ được hết các hộ nghèo mới thôi”- chị B’Bop nói.

Ông Nguyễn Quang Dáp- Phó Chủ tịch HĐND xã CưM’gar cho biết: “Hầu hết các gia đình được chị B’Bop giúp đỡ đều đã bắt đầu khá dần lên. Điều đáng trân trọng là dù kinh tế của bản thân chẳng phải diện dư giả nhưng chị đã chia sẻ khó khăn với người nghèo không hề nhằm mục đích tư lợi gì”. 
Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập445
  • Hôm nay37,966
  • Tháng hiện tại743,079
  • Tổng lượt truy cập90,806,472
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây