Quyết định “mất ăn mất ngủ”
Tìm đến nhà anh nông dân được mệnh danh là “ông vua mắc ca” tại xã Thành Mỹ, Thạch Thành, Thanh Hóa trong một ngày trời mưa to, chúng tôi có dịp được gặp vợ chồng anh Phạm Hữu Tú và chị Phạm Thị Tuyết và mãn nhãn trước vườn mắc ca trị giá hàng tỷ đồng của anh chị.
Từ năm 1993, anh Phạm Hữu Tú được nhận khoán 28ha rừng từ Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện. Năm 1995 anh cùng gia đình bắt đầu “khai hoang, lâp nghiệp” tại khu đất của mình, nhưng thời gian trồng luồng, trồng keo, nuôi gà của gia đình anh trước đây cũng không được đầy đủ, tươm tất như bây giờ cuộc sống lúc đó thiếu thốn đủ đường.
Cơ ngơi mà anh nông dân xứ Thanh có được nhờ trồng giỏi cây mắc ca.
Năm 2006 nhân chuyến đi công tác tại địa phương, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhắc đến giống cây mới tên là mắc ca có giá trị rất cao, có thể mang về hàng tỷ đô la mỗi năm, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây. Lập tức, anh Tú bắt tay vào tìm hiểu về loại cây này.Hai vợ chồng anh nông dân quyết định vay mượn 24 triệu đồng tiền vốn, đó là cả một gia tài và áp lực gần chục năm trước, đối với một hộ dân nghèo sống dựa hoàn toàn vào vườn đồi như gia đình anh. Nhưng có lẽ khó khăn hơn cả vẫn là quyết định chặt bỏ và chuyển đổi cây trồng, từ keo, luồng sang mắc ca. Anh Tú kể lại: “Khi đó gần 5ha luồng được hơn 5 năm tuổi, còn ít thời gian nữa vào thu hoạch. Tôi quyết định chặt non 2ha để nhường đất cho mắc ca. Nói thật khi đó cũng lo lắm, mất ăn mất ngủ đấy”.
Trồng mắc ca ra tiền tỷ
Chỉ hai mùa thu hoạch mắc ca, gia đình anh Tú đã thu hồi được vốn. Thấy rõ được sự thành công của vườn cây mắc ca, chính vì vậy anh Tú thường khăn gói lên Ba Vì (Hà Nội), vào Đăk Lăk tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những vườn mắc ca có kết quả thu hoạch tốt. Anh nông dân xứ Thanh tỏ ra “chịu chơi” khi không ngần ngại khi bỏ tiền thuê xe, mua vé máy bay mời cán bộ ngoài trung ương, công nhân trong Tây Nguyên về nhà mình để hướng dẫn chỉ dạy phương pháp, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cho vườn mắc ca.
Đánh giá về quyết định chuyển sang trồng cây mắc ca của anh Phạm Hữu Tú, ông Lê Hồng Việt - Phó Chủ tịch xã Thành Mỹ cho biết:”Anh Tú là người dám nghĩ dám làm, tiên phong đưa giống mắc ca vào trồng và thành quả mà anh ấy đạt được thật đáng trân trọng”.
Ông Vân chia sẻ thêm, mắc ca là cây đa chức năng, cây số 1 cho phát triển vườn đồi nhưng cũng là cây trồng rừng phù hợp. Tuy nhiên để việc nhân rộng cây mắc ca cho người dân trồng rộng dãi thì còn khó khăn bởi điều kiện nông dân của xã tôi còn nghèo (thuộc diện 135), để có một vườn mắc ca 1ha cũng cần có tới gần 20 triệu đồng tiền vốn... Hiện nay UBND huyện Thạch Thành cũng đã có quyết định lập đề án phát triển cây mắc ca, trong đó doanh nghiệp sẽ trực tiếp triển khai, tiếp cận các ngân hàng để hỗ trợ các hộ dân vay vốn ban đầu. Mục tiêu toàn huyện đến năm 2020 sẽ có khoảng 2.000ha mắc ca. Công ty Mía đường Lam Sơn cũng đang có đề án trình UBND tỉnh Thanh Hóa cuối tháng 11.2014, dự tính có thể phát triển 20.000ha trong vòng 5 năm tới.”
Nguồn: trangtraiviet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã