Bà Mai Thị Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công Thương An Giang- cho biết, Sở Công Thương đã chủ động, tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang, các ngân hàng thương mại, UBND các huyện có vùng nguyên liệu cùng 4 doanh nghiệp chủ dự án (Công ty CP xuất nhập khẩu Thịnh Phú, Công ty TNHH thương mại đầu tư Tín Thương, Công ty CP rau quả thực phẩm An Giang, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An- Tafishco) triển khai 4 dự án thực hiện thí điểm chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ sản phẩm nông sản, tổng vốn vay 350,78 tỷ đồng.
Dự án đầu tư chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ lúa của Công ty CP xuất nhập khẩu Thịnh Phú gồm: Tổng diện tích sản xuất giai đoạn 1 là 500 ha tại Hợp tác xã Tân Phú A1, ấp Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu. Tổng vốn vay 19.080.250.000 đồng. Dự án được triển khai trong vụ thu- đông 2014 (500 ha) và đã ký hợp đồng liên kết vụ đông - xuân 2015 (500 ha). Bà Lý Thanh- Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang- chia sẻ, người nông dân rất phấn khởi khi tham gia chuỗi liên kết. Nhờ áp dụng chương trình “3 giảm- 3 tăng” có hiệu quả nên trong vụ thu - đông 2014 lợi nhuận cao hơn 5,5 triệu đồng/ha so với diện tích không tham gia dự án. Với hiệu quả đó, công ty sẽ tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 tới 1.200 ha.
Công ty CP rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) thực hiện dự án chuỗi liên kết với tổng diện tích sản xuất giai đoạn 1 năm 2014 là 500 ha tại các huyện: Châu Phú, Chợ Mới, An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên. Tổng vốn dự án 135.000.000.000 đồng, trong đó, vốn vay 100 tỷ đồng và vốn của công ty 35 tỷ đồng. Kết quả: Trồng cây đậu nành trên diện tích 1.000m2 khoảng 65 ngày sẽ thu hoạch được 1 tấn, giá bán hiện tại 13 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận khoảng 5,7 triệu đồng. Đối với trồng bắp non kết hợp nuôi bò vỗ béo, nông dân trồng trên diện tích 1.000m2 trong thời gian 55 ngày sẽ cho thu hoạch, lợi nhuận 1,6 triệu đồng, mỗi năm trồng 4 vụ, lãi 6,4 triệu đồng. Ngoài ra, lấy thân cây bắp và vỏ bắp chăn nuôi thêm 2 con bò, thu nhập thêm 3 triệu đồng/tháng, nuôi 6 tháng bán ra, lợi nhuận thu được 18 triệu đồng. Giai đoạn 2 (2015- 2016), công ty sẽ mở rộng 2.000 ha và sau đó mở tiếp 3.700 ha.
Các cơ quan chức năng sớm ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi hơn nữa, đặc biệt là lãi suất ngân hàng, cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh theo mô hình chuỗi liên kết. |
Để góp phần tăng cường sức cạnh tranh các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, ông Huỳnh Quang Đấu-Tổng giám đốc Antesco- kiến nghị, các cơ quan chức năng sớm ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi hơn nữa, đặc biệt là lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh theo mô hình chuỗi liên kết.
Theo bà Ánh Tuyết, trong quá trình thực hiện chuỗi liên kết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nên giao quyền cho UBND tỉnh An Giang xem xét, phê duyệt đối với các dự án cần điều chỉnh, bổ sung đơn vị gắn kết như: Hợp tác xã, nông hộ và diện tích sản xuất... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp triển khai nhanh dự án và kịp tiến độ mùa vụ.
Trường Vũ
theo baocongthuong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã