Học tập đạo đức HCM

“Chia lửa” với ngư dân

Thứ năm - 09/02/2017 02:41
Dù nắng hay mưa mỗi ngày vẫn có hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ của xứ Huế “cưỡi sóng đạp gió” ra khơi. Và đằng sau những chuyến vươn khơi đó, là những âm thầm, lặng lẽ tiếp sức từ đất liền, trong đó có nhiều nỗ lực của cán bộ, nhân viên Agribank Thừa Thiên - Huế!

Tiếp sức cho “tàu sáu bảy”

Chúng tôi vừa có dịp về với mảnh đất cố đô Huế. Tại Agribank Thừa Thiên - Huế, giữa bộn bề công việc thường nhật, nhưng ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc chi nhánh vẫn dành thời gian cho chúng tôi. Bên tách trà nóng, câu chuyện “nóng” nhất, thời sự nhất vẫn là việc “chia lửa” với ngư dân. Gắn bó với Agribank trên mảnh đất cố đô từ rất lâu, lại vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống ngành NH, cùng nhiều lần xắn tay áo vượt khó với ngư dân nên ông Bình rất hiểu bà con ngư dân xứ Huế.

Ông Nguyễn Văn Bình chia sẻ, năm qua ngư dân Thừa Thiên - Huế nói riêng và ở khu vực Bắc miền Trung nói chung phải vượt qua rất nhiều sóng gió. Nhưng, mừng thay sóng cả không ngã tay chèo, với nhiều nỗ lực tiếp sức của cả hệ thống chính trị, trong đó có ngành NH bà con ngư dân đã vượt qua những khó khăn, tiếp tục duy trì và ổn định sản xuất. Khi chúng tôi bày tỏ ý định muốn tìm hiểu về Nghị định 67/2014/NĐ-P của Chính phủ (NĐ 67), ông Bình liền bố trí anh em về huyện Phú Vang, một trong những địa phương có nghề cá phát triển bậc nhất ở Thừa Thiên - Huế.

Agibank Thừa Thiên - Huế nỗ lực thực hiện NĐ 67

Bên cửa biển gió lộng, chúng tôi đã gặp ông Phan Văn Chinh – một trong những ngư dân đầu tiên trong cả nước được vay vốn theo NĐ 67. Đó là con tàu TTH - 91667TS có công suất 700CV, được hoàn thành với tổng kinh phí 7,7 tỷ đồng, trong đó vốn vay theo NĐ 67 tại Agribank Thừa Thiên - Huế 4,7 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của gia đình. Ông Chinh chia sẻ, suốt 20 năm gắn bó với nghề khai thác hải sản, ước mơ có được một chiếc tàu có công suất lớn, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ luôn canh cánh trong lòng.

Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo NĐ 67, rồi sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời của các ngành chức năng địa phương và đặc biệt là sự tiếp sức từ Agribank Thừa Thiên - Huế, ước mơ của gia đình ông đã thành hiện thực. Niềm vui càng nhân lên, khi mới đây “tàu sáu bảy” TTH - 91667TS, liên tiếp có những chuyến đánh bắt thành công từ ngư trường Hoàng Sa. Ngay chuyến đầu tiên vươn khơi, chỉ trong 10 ngày tàu đánh bắt được gần 20 tấn cá các loại. Cá đưa vào bờ còn tươi nhờ bảo quản tốt, bán được giá, ông Chinh thu về chừng 300 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí, xăng dầu, chủ tàu còn lãi gần 200 triệu đồng.

Từ những con tàu đầu tiên được đóng theo NĐ 67, đến nay ở Thừa Thiên - Huế liên tiếp những “con tàu sáu bảy” được hạ thủy. Tại Công ty TNHH đóng tàu An Thuận, không khí đóng tàu rất sôi nổi. Ông Phạm Bá Hiếu, Giám đốc công ty vừa tất bật đôn đốc thợ vừa trò chuyện với chúng tôi. Ông Hiếu cho biết, đến nay đã có 18 “tàu sáu bảy” được đóng ở đây, 10 tàu đã hạ thủy. Số còn lại đang được hoàn thiện những khâu cuối cùng.

Hôm chúng tôi về Thuận An, cũng là ngày gia đình ông Trần Văn Phi, tổ chức lễ hạ thủy con tàu TTH - 92099 TS làm nghề vây rút chì. Để đóng con tàu này, ông Phi cũng được vay vốn tại Agribank Thừa Thiên - Huế theo NĐ 67, với số tiền 7,2 tỷ đồng.

Để tiếp sức cho những con “tàu sáu bảy” sớm vươn khơi, ông Nguyễn Văn Bình đã khẳng định, ngay từ khi NĐ 67 mới ra đời, chi nhánh xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, từ đó chủ động nguồn vốn; Kịp thời chỉ đạo chi nhánh các huyện ven biển chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tiếp xúc với ngư dân có đủ điều kiện vay vốn, giúp ngư dân làm thủ tục đảm bảo đồng vốn đến sớm và hiệu quả cho bà con. Ngoài ra, còn tích cực hỗ trợ vốn vay đối với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, thu mua, xuất khẩu thủy hải sản trên địa bàn...

Sẻ chia khó khăn cùng ngư dân

Không chỉ nỗ lực thực hiện NĐ 67, Agribank Thừa Thiên - Huế còn luôn đồng hành với bà con ngư dân, đặc biệt vào những thời điểm khó khăn nhất. Năm qua, sau sự cố môi trường đã khiến hàng chục nghìn hộ gia đình ngư dân trong đó Thừa Thiên - Huế lâm vào cảnh khó khăn chồng chất... Toàn tỉnh có năm huyện, thị xã gồm: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc với tổng số 27 xã, thị trấn thuộc vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Sự cố môi trường gây thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng, gần 3.000 chiếc tàu thuyền bị ảnh hưởng, khi chịu cảnh nằm bờ.

Niềm vui đã trở lại với ngư dân Trần Văn Đoàn

Agribank Thừa Thiên - Huế là TCTD trên địa bàn bị ảnh hưởng hàng đầu bởi sự cố về môi trường. Song vượt qua những khó khăn của mình, Chi nhánh đã tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương, kịp thời hỗ trợ bà con vượt qua cơn hoạn nạn. Agribank Thừa Thiên - Huế đã thực hiện miễn giảm lãi cho các hộ vay bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp; Cơ cấu lại nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ gốc, lãi nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ổn định tài chính, đồng thời cho vay mới khi khách hàng chuyển đổi ngành nghề. Theo đó, Agribank Thừa Thiên - Huế đã hỗ trợ, khắc phục hậu quả do thủy hải sản chết bất thường đối với 330 khách hàng, dư nợ bị thiệt hại 13.860 triệu đồng...

Đi dưới những làn mưa lất phất, chúng tôi về thăm gia đình anh Trần Văn Đoàn, ở thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Cán bộ tín dụng Agribank Thừa Thiên - Huế cho biết, đây là một trong những khách hàng bị thiệt hại nặng nề do nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ trong một ngày hơn 3 tạ cá hồng, cá chẽm đang phát triển bình thường, khi thủy triều lên, đẩy nước biển vào thì bất ngờ cá chết trắng hàng loạt...

Trên những lồng cá nằm dập dờn ngay cửa biển Thuận An, anh Đoàn tâm sự: những ngày đầu rất hoang mang, cả vợ lẫn chồng như ngồi trên lửa, bởi “bỗng nhiên” cá chết nổi trắng mặt nước. Dù anh chị đã làm đủ cách vẫn không thể khắc phục được. Đang lúc chán nản định “treo lồng”, thì cán bộ tín dụng Agribank Phú Vang đến động viên gia đình tiếp tục làm ăn. Gia đình anh được Agribank miễn lãi khoản vay cũ, đồng thời cho vay mới 200 triệu đồng để tiếp tục thả hàng vạn cá giống, cùng vệ sinh lại các lồng nuôi tiếp tục nuôi cá hồng mỹ, cá chẽm, cá dìa...

Trời không phụ lòng người, nhờ có sự tiếp sức kịp thời của NH, rồi những nỗ lực của gia đình nghề nuôi cá lồng truyền thống tiếp tục được gây dựng. Đến nay, anh Trần Văn Đoàn ước tính, hàng tấn cá hồng mỹ, cá chẽm, cá dìa... trị giá khoảng 600 triệu đồng. Tâm sự với khách, chủ nhà không giấu nổi niềm vui, sau sự cố môi trường cả nhà cứ ngỡ năm này không có tết. Ấy thế, đến nay từ những hỗ trợ của ngành NH niềm vui đã trở lại.

Những hỗ trợ kịp thời từ Agribank Thừa Thiên - Huế chính là nguồn động viên, hỗ trợ kịp thời chúng tôi vượt qua khó khăn, tự tin hơn để nỗ lực khôi phục sản xuất, sống được với cái nghề truyền thống. Một cái tết đầm ấm, vui vẻ lại đến với nhiều hộ ngư dân ở bên cửa biển Thuận An. Bên cạnh việc hỗ trợ cho bà con ngư dân sau sự cố môi trường biển vừa qua, Agribank Thừa Thiên - Huế còn tích cực triển khai chương trình cho vay thu mua, tạm trữ hải sản trên địa bàn.

Tại cơ sở thu mua hải sản Tám Thế ở huyện Phú Vang, chủ cơ sở Trần Văn Châu cho biết, ngay sau khi sự cố môi trường xảy ra trong kho của cơ sở còn đến 80 tấn cá, không bán được. Khi được Agribank Thừa Thiên - Huế hỗ trợ 3 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi, đã tạo điều kiện để cơ sở tiếp tục có điều kiện thu mua hải sản cho bà con ngư dân ở địa phương.

Chia tay xứ Huế, chia tay với những cơn mưa. Tôi biết rằng, dù nắng hay mưa mỗi ngày vẫn có hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ của xứ Huế “cưỡi sóng đạp gió” ra khơi. Và đằng sau những chuyến vươn khơi đó, là những âm thầm, lặng lẽ tiếp sức từ đất liền, trong đó có nhiều nỗ lực của cán bộ, nhân viên Agribank Thừa Thiên - Huế!

Gắn bó hơn 20 năm với nghề đi biển, thông thuộc đến từng con nước ở ngư trường Hoàng Sa, hay Trường Sa, ngư dân Phan Văn Chinh khẳng định: nếu mọi chuyện xuôi chèo mát mái, mỗi chuyến đi biển có lãi như những chuyến vừa qua thì không lo chuyện trả nợ NH, mà còn có thể vươn lên làm giàu từ nghề biển...

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay31,390
  • Tháng hiện tại937,492
  • Tổng lượt truy cập91,000,885
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây