Học tập đạo đức HCM

Chương Mỹ, Hà Nội: Vùng quê đáng sống

Thứ năm - 12/10/2017 23:08
Có thấy những thay đổi kì diệu trên mảnh đất Chương Mỹ mới nhận ra chương trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đã “thay da đổi thịt” vùng quê này như thế nào.


Đường bê tông nội đồng ở Chương Mỹ.

Nghĩ mới, làm mới

Thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, kết hợp Chương trình 03-CTr/HU của Huyện ủy Chương Mỹ, Ban Chỉ đạo chương trình phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân đã quyết liệt hơn trong tổ chức thực hiện và hướng dẫn người dân thực hiện để các xã trong địa bàn huyện từng bước về đích NTM trong thời gian sớm nhất. Hiện tại toàn huyện Chương Mỹ có 18/30 xã được công nhận đạt chuẩn NTM với tổng kinh phí đã huy động hơn 451 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng - Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đến hết quý III/2017 đã có 3 quận là: Hai Bà Trưng, Hà Đông, Nam Từ Liêm đăng ký hỗ trợ các xã trong huyện Chương Mỹ xây dựng NTM với số tiền hơn 13 tỷ đồng.

Điểm khác biệt trong xây dựng NTM ở Chương Mỹ là những mô hình làm kinh tế của các địa phương trong huyện. Với sự hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, cùng sự thấu hiểu về thổ nhưỡng cũng như đặc điểm thời tiết, nhiều địa phương trong huyện đã triển khai xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung như vùng sản xuất hoa, rau an toàn tại Thụy Hương; bưởi diễn ở Nam Phương, nhãn chín muộn ở Lam Điền; nuôi trồng thủy sản tập trung ở Thanh Bình, Trung Hòa, lúa chất lượng cao ở Đồng Phú, Tốt Động, mô hình chăn nuôi của Cty CP Tiên Yên - xã Đại Yên…

Công tác dồn điền đổi thửa ở huyện cũng được chú trọng và thực hiện tích cực hiệu quả. Đến hết quý III/2017 diện tích đã dồn điền đổi thửa của huyện Chương Mỹ đạt 97,66% so với kế hoạch của huyện và 100,73% so với kế hoạch của TP giao. Sau dồn điền đổi thửa diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng có nhiều thay đổi cụ thể là 443ha trong đó có diện tích chuyển đổi trồng rau an toàn, trồng cây ăn quả, mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, nuôi trồng thủy sản và mô hình trang trại.

Những con số biết nói

Chương Mỹ ngay từ ban đầu không được đánh giá cao trong thực hiện chương trình NTM bởi là một huyện có dân số đông, diện tích lại lớn cùng với hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, chưa đồng bộ. Tuy nhiên với sự quyết tâm của nhân dân và sự sát sao của chính quyền địa phương, huyện Chương Mỹ đã trở thành một “điểm sáng” trong xây dựng NTM của Hà Nội. 100% các xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí về quy hoạch, hạ tầng (thủy lợi, điện nông thôn), thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, xây dựng hệ thống chính trị…

Để nâng cao đời sống cho người dân từ nhà ở đến y tế, giáo dục đã có những kế hoạch và đạt được nhiều kết quả đáng hưởng ứng. Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã và huyện được 2.136 triệu đồng; phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 10 hộ nghèo xã dân tộc Trần Phú, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; tặng quà cho trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giới thiệu việc làm mới cho 1.842 lao động, lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện… các chương trình về chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng và triển khai tốt.

Không chỉ có vậy, những hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân cũng luôn được quan tâm. Những hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn luôn được duy trì. Vận động các cơ quan, đơn vị, thôn xóm và các hộ gia đình đăng ký các danh hiệu văn hóa. Việc triển khai xây dựng nhà văn hóa ở các thôn được duy trì tiến độ đều đặn.

Mặc dù huyện Chương Mỹ có nhiều xã đạt NTM, trong đó còn có xã điểm của cả nước như xã Thụy Hương. Tuy nhiên một số xã sau khi được công nhận coi như đã hoàn thành việc xây dựng NTM; không quan tâm đến việc tổ chức thực hiện và hoàn thành tiêu chí mới đạt ở mức độ thấp; không xây dựng kế hoạch giải pháp cụ thể để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Bên cạnh đó tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước của các HTX nông nghiệp, chưa chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng là một rào cản rất lớn…

Theo Nghiêm Thoả/Báo Xây Dựng.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập511
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm508
  • Hôm nay88,752
  • Tháng hiện tại793,865
  • Tổng lượt truy cập90,857,258
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây