Học tập đạo đức HCM

Làng rau Hòa Bình hồi sinh xanh mướt nhờ sản xuất an toàn

Thứ sáu - 13/10/2017 21:23
Từ xưa, làng Hòa Bình, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội) được coi là vựa cung cấp lượng rau lớn cho thị trường. Tuy nhiên nghề trồng rau bấp bênh, được mùa rớt giá khiến cho nhiều hộ dân nơi đây chuyển sang cây trồng khác. Chỉ đến khi dự án sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai, làng rau Hòa Bình lại phát triển hơn bao giờ hết.

Đổi mới quy trình sản xuất

Ông Trịnh Văn Vĩnh – Giám đốc HTX Hòa Bình kể, trước đây, nhiều hộ cũng manh nha trồng RAT, trồng mất công sức thời gian nhưng đầu ra khó khăn, giá bán rẻ mạt khiến nhiều hộ nản lòng. Đúng lúc đó một dự án sản xuất RAT được quận Hà Đông đầu tư triển khai tại địa bàn, cơ hội lại mở ra cho người dân ở đây.

 lang rau hoa binh hoi sinh xanh muot nho san xuat an toan hinh anh 1

Nhờ trồng rau an toàn, nhiều hộ dân ở làng Hòa Bình có thu nhập khá hơn.  Ảnh: N.H

Ông Trịnh Văn Vĩnh – Giám đốc HTX Hòa Bình cho hay, HTX muốn tiếp tục mở rộng được đầu ra và tăng thêm diện tích sản xuất RAT lên thêm khoảng 50ha, đồng thời xây dựng được thương hiệu riêng cho rau Hòa Bình. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục kết nối với các siêu thị, chuỗi cửa hàng lớn để có thể bao tiêu 100% lượng rau của địa phương, đảm bảo thu nhập cho người dân.  

“300 hộ được tham gia tập huấn sản xuất RAT theo quy trình VietGAP một cách bài bản. Sau đó, quận đầu tư 4,5 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nước tưới hiện đại cho các vùng sản xuất rau đã được quy hoạch. Nguồn nước được dự án đầu tư khoan sâu xuống lòng đất 60m, sau đó qua hệ thống xử lý lắng lọng rồi mới bơm lên tưới cho cây. Ống dẫn nước được chôn ngầm len lỏi đến từng thửa ruộng. Mỗi bờ ruộng sẽ có những cọc nước nhô lên, đến giờ bơm người dân cứ thế cắm vào để lấy nước tưới” – ông Vĩnh cho hay.

Ngoài việc tham gia các lớp tập huấn trồng rau theo chuỗi, năm 2011, các hộ dân và HTX Hòa Bình đã soạn thảo 1 bản cam kết cùng nhau sản xuất và cung ứng RAT ra thị trường. Các hộ dân cam kết sử dụng đúng nguồn nước sạch do quận đầu tư, bón đạm ure đảm bảo cách ly 10 ngày trước khi thu hoạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và nếu để xảy ra ngộ độc thì hộ đó phải chịu trách nhiệm với khách hàng, với HTX.

Để bảo đảm quy trình sản xuất chuẩn, ngoài tổ giám sát do HTX thành lập, bản thân các hộ sản xuất cũng sẽ thực hiện giám sát chéo. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng thường xuyên kiểm tra chất lượng rau và xử lý nghiêm khi có sai phạm...

“Từ năm 2011, dân Hòa Bình đã làm việc này, tức đã đi trước quy định của Bộ NNPTNT về sản xuất RAT mấy năm. Việc ký cam kết với nhau là để tạo cho người dân có trách nhiệm trong vấn đề sản xuất, đảm bảo sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng là an toàn. Rất mừng là từ khi ký cam kết đến nay chưa có hộ nào vi phạm cả. Rõ ràng chúng tôi và người thay đổi ý thức và cách thức sản xuất theo hướng hiện đại” - ông Vĩnh phấn khởi. 

Còn về phía người sản xuất, các nông hộ cũng nhận thấy mình thu lợi được nhiều khi chuyển sang mô hình sản xuất RAT. Là một người tham gia mô hình từ những ngày đầu, ông Lê Đức Trung - tổ 16, phường Yên Nghĩa cho biết, nếu như trước đây, chỉ tính riêng chi phí cho thuốc trừ sâu, phân bón, gia đình ông cũng mất gần 10 triệu đồng/năm. Nay, sản xuất theo hướng an toàn, chi phí đã giảm đáng kể mà giá trị sản phẩm lại cao hơn. “Với 2 sào trồng các loại rau xanh, mỗi năm gia đình thu về gần 80 triệu đồng” - ông Trung cho biết.

Tự tìm đầu ra

Để dự án RAT không chết yểu vì khó tìm đầu ra, những người đứng đầu HTX cũng đã đứng ra tìm nơi tiêu thụ cho các xã viên. Ông Vĩnh nhớ lại, lúc dự án làm rau sạch ra đời, quận Hà Đông rất quan tâm và  dành cho HTX Hòa Bình 2 cửa hàng để giới thiệu sản phẩm. Nhưng khi HTX mang rau sạch ra bán, giá có cao hơn rau bình thường chút đỉnh nhưng người mua lại thắc mắc rau sạch mà sao giá rẻ thế.

“Người ta không hiểu chúng tôi đã được nhà nước hỗ trợ đầu tư hệ thống nước tưới sạch. Đó là một khoản chi phí đầu vào khá lớn, vì nhà nước đầu tư người dân đã không tính vào giá thành nên giá mới không cao”- ông Vĩnh kể.

RAT ra cửa hàng bị chê vì giá rẻ, khó khăn trong việc tìm đầu ra, đích thân ông chủ nhiệm HTX này đã chủ động tìm đến gặp các hiệu trưởng các trường học trên địa bàn để liên hệ, tìm cơ hội hợp tác. Theo ông Vĩnh, nhờ chất lượng sản phẩm mà HTX cung cấp nên hiện nay đã có khoảng 10 trường học, 5 cửa hàng và một số doanh nghiệp thu mua.

HTX Hòa Bình hiện có 11,7ha rau màu được công nhận là vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, canh tác các loại rau xanh ăn lá, rau thơm, củ, quả... Trung bình mỗi ngày, HTX sản xuất ra khoảng 2 tấn rau xanh các loại. Hiện một ngày HTX Hòa Bình bao tiêu khoảng 60% lượng rau mà người dân Hòa BÌnh sản xuất ra gồm: Súp lơ, bắp cải, xu hào, rau ngót, rau mùng tơi, cải xanh, cải ngọt, cải cúc, rau dền, cà chua..., với giá cao hơn giá thị trường từ 1.000-2.000 đồng/kg.

“Hàng năm Chi cục BVTV, Chi cục Quản lý chất lượng đều về lấy mẫu 2, 3 lần ở cửa hàng và cả ruộng để kiểm tra, kết quả đều tốt, đạt chất lượng. Tôi luôn nói làm sao để người dân hiểu lợi ích của việc làm RAT là nó sẽ đem lại chính lợi ích cho chính họ nên khi họ hiểu thì họ sẽ làm tốt. Sau 9 năm tham gia sản xuất RAT, hầu như các hộ duy trì thì thu nhập đều cao hơn những hộ khác”- ông Trịnh Văn Vĩnh nhấn mạnh.

Theo Nguyên Hạnh/Báo Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập539
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm519
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại796,980
  • Tổng lượt truy cập90,860,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây