Học tập đạo đức HCM

Đào ao nuôi cá, dân Cốc San hết than đói nghèo

Chủ nhật - 30/10/2016 20:45
“Hồi bà con mới nuôi, cá chết nhiều, lại chết hàng loạt, đa số do thiếu oxy vì thả mật độ quá dày. Nhưng nhờ tư vấn của cán bộ khuyến nông, cán bộ Hội ND, giờ bà con đã biết cách nuôi, nhiều hộ thoát nghèo…”.

Đó là tâm sự của bà Nông Thị Minh - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Cốc San, huyện Bát Xát (Lào Cai) khi nói về mô hình nuôi cá nước ngọt đang giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Nuôi cá trên vùng cao

Cốc San vốn là xã vùng cao nghèo. Tuy nhiên vài năm gần đây, đời sống của người dân trong xã ngày một cải thiện. Để đạt được điều này, Hội ND xã đã tích cực triển khai mô hình nuôi cá chép lai thâm canh. Nhiều hộ được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để đầu tư nuôi mới hoặc mở rộng mô hình.

 dao ao nuoi ca, dan coc san het than doi ngheo hinh anh 1

Chị Lương Thị Thơm cho cá ăn. Ảnh: V.P

Nuôi cá chép thâm canh cho thu nhập gấp 4-5 lần trồng lúa, nên cần nhân rộng. Vì vậy, ngoài việc cho ND vay vốn, Hội ND cần tổ chức hỗ trợ ND về mặt kỹ thuật, chuyển giao kinh nghiệm nhiều hơn. Có kỹ thuật, kinh nghiệm thì đồng vốn vay sẽ phát huy hiệu quả, giúp ND thoát nghèo…”. 

Anh Vi Văn Chương (xã Cốc San, huyện Bát Xát, Lào Cai)

 

 

Do điều kiện tự nhiên của xã có nguồn nước thuận lợi nên việc đào ao nuôi cá rất phổ biến ở Cốc San. Tuy nhiên, ban đầu các hộ mạnh ai nấy làm và cũng chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, nuôi được ăn mất chịu. Một số hộ có truyền thống nuôi cá thì chỉ dựa vào kinh nghiệm mà ít tiếp cận khoa học kỹ thuật dẫn tới lợi nhuận không cao.

Bà Nông Thị Minh là người đi đầu trong việc khuyến khích người dân mạnh dạn tham gia mô hình nuôi cá chép thâm canh, thay cho việc quanh năm hai vụ lúa, nuôi lợn gà quy mô nhỏ. Bà Minh chia sẻ: “Ngày trước, người dân trong xã chỉ trồng lúa. Thấy điều kiện tự nhiên của địa phương có thể phát triển theo hướng nuôi cá nước ngọt, tôi tới từng hộ để hỏi han, động viên bà con vay vốn Quỹ HTND nuôi cá. Tới nay các hộ vay vốn đều đạt được những thành công nhất định”.

Bà Minh cũng là người đã tham mưu với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Hội ND cấp trên tạo điều kiện cho một số hộ đi tham quan các mô hình nuôi cá thành công trong tỉnh nhằm giúp bà con mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư.

1 tỷ đồng đầu tư cho ND

Để hỗ trợ ND nuôi cá, Hội ND tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát đã tập trung nguồn vốn Quỹ HTND cho bà con Cốc San vay đầu tư làm ao, mua con giống, thức ăn. Hiện nay trên địa bàn xã Cốc San đã giải ngân 2 đợt vốn vay Quỹ HTND với tổng số tiền 1 tỷ đồng. Tổng cộng đã có 34 hộ ở thôn Luổng Đơ và Luổng Láo 2 được vay vốn Quỹ HTND với mức vay bình quân mỗi hộ 30 triệu đồng.

Chị Lương Thị Thơm ở thôn Luổng Đơ được vay vốn Quỹ HTND đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang đào ao nuôi cá. Hiện nay gia đình chị đã có 1 ao cá rộng 2.000m2. Chị cho biết: “Sau 9 tháng nuôi cá được xuất bán, trừ chi phí gia đình còn lãi vài chục triệu đồng. Đợt lũ cuối tháng 7 vừa qua, nhà tôi bị trôi mất 2/3 số cá trong ao, nhưng gia đình quyết tâm phát triển mô hình bằng cách thả thêm giống, gia cố lại bờ bao… Có ao cá, vợ chồng tôi mới nuôi được 2 đứa con học đại học”.

Vợ chồng anh Vi Văn Chương - Lỳ Thị Dung hiện có 2 ao cá với tổng diện tích hơn 5.000m2. Bắt đầu nuôi cá từ năm 2005, nhưng mãi tới năm 2009 anh Chương mới bắt đầu thành công, mang lại thu nhập tốt nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật. Khác với nhiều hộ khác, sau khoảng 8 tháng nuôi, cá của anh cho thu với sản lượng đạt 5 tấn cá chép, lãi ròng 80 triệu đồng.

Tác giả bài viết: Việt Phương

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay15,132
  • Tháng hiện tại15,132
  • Tổng lượt truy cập101,774,675
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây