Bỏ bút về cuốc đất trồng rau
Anh Bảy cho biết, việc anh đột ngột bỏ nghề viết về trồng rau cũng là bước ngoặt. Anh kể, anh tốt nghiệp Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh nhưng không theo nghề luật mà chọn gắn bó với nghề viết lách cũng hơn 10 năm.
Anh Bảy bên vùng rau sạch do mình đầu tư. Ảnh: K.O
Trần Văn Bảy là một trong những nông dân sản xuất giỏi vừa được Hội tuyên dương. “Là người dám nghĩ, dám làm. Vùng rau Bảy đầu tư, bước ban đầu đã có hiệu quả nhất định. Ngoài ra, Bảy cũng đã mạnh dạn liên kết thành lập công ty, tiêu thụ sản phẩm rau trên địa bàn cho bà con”. Ông Trần Mười - Chủ tịch Hội ND xã Hoà Khương
|
Bất ngờ, năm 2015, anh chợt nảy ý định thử sức làm một cái gì đó khác công việc chuyên môn. Lại nhận thấy tại địa phương có dự án trồng rau do Tổ chức QSEAP hỗ trợ nhưng không được người dân hưởng ứng nhiều. Thấy đất thích hợp để trồng rau nhưng lại bị bỏ phí. Ý tưởng trồng rau sạch tình cờ đến và thôi thúc anh làm từ đó.
Anh Bảy chia sẻ, cả khu đất hàng chục ha toàn cây cỏ dại sinh sôi mà thấy xót. Bởi thời điểm ấy, ngay cả người dân địa phương cũng hết sức ái ngại vì nghĩ rằng trồng loại rau theo phương pháp kỹ thuật mới sẽ không đạt hiệu quả, nhất là khó khăn đầu ra.
Là người địa phương, thấy đất bỏ không, phí quá nên anh mạnh dạn đề đạt nguyện vọng lên chính quyền và gặp gỡ người dân thuê lại phần diện tích nhỏ để trồng thí điểm vài loại rau, quả bằng phân hữu cơ. Ban đầu tôi thuê 1.000m2 đất, trồng vài loại rau ăn quả các loại. Ban đầu anh trồng các loại rau ăn lá, quả như rau muống, cải cây, tầng ô, mồng tơi, rau dền, ổ qua, bí đao… “Với 1.000m2 ban đầu, sau 3 tháng trồng, mình bỏ túi được 10 triệu đồng. Từ đó, mình thuê thêm đất đề trồng thêm dần lên” - anh Bảy nói.
Khi mới bắt đầu làm, ngoài cầm cuốc, anh phải đảm nhận tất cả các quy trình trồng, rồi phải lên mạng tìm hiểu kỹ thuật trồng rau sạch cho phù hợp. Anh Bảy chia sẻ, lần đầu mới trồng mình vấp phải rào cản, bởi kinh phí eo hẹp nên vòm che chỉ được trang bị bằng nan tre bọc lưới. Ngoài ra, tất tần tật mọi việc đều do một tay mình quán xuyến. Tuy nhiên, đầu ra khó khăn, do bị tiểu thương ép giá.
Từ đó, anh tự đi giới thiệu rau đến từng nhà, thông qua những mối quan hệ quen biết. Rồi người này, truyền người kia, anh có một lượng khách hàng thân quen.
Thu nhập hơn 20-30 triệu đồng/tháng
Anh Bảy đang chăm sóc vùng rau sạch của mình. Ảnh: K.O
Từ diện tích vỏn vẹn 1.000m2 ban đầu, anh tiếp tục thuê đất, đầu tư, mở rộng diện tích lên 4ha trồng rau sạch các loại. Anh phối hợp với hai người bạn thành lập công ty mang tên Pihka Đà Nẵng - chuyên sản xuất rau quả an toàn phân phối đến tận tay người tiêu dùng, với ý nghĩa mang rau từ vườn đến bếp ăn.
“Vừa làm vừa nghiên cứu. Để sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, mình thành lập công ty, website giới thiệu vừa sơ chế, đóng gói và giao tận tay khách hàng. Hiện mình đang sản xuất theo đơn đặt hàng cung cấp cho 3 cửa hàng tại Đà Nẵng” - anh Bảy nói. Theo anh Bảy ước tính, mỗi ngày trang trại rau của anh cung cấp 400-500kg rau sạch ăn lá, củ, quả các loại. Trong đó, rau ăn lá chiếm 200kg, còn lại là rau ăn quả .
“Ví như, trồng rau ở đất cát pha thịt thì tưới nước thế nào, trồng rau gì, cách làm hàng thế nào để cây rau phát triển. Còn với đất thịt pha cát thì phải tưới nước vừa phải, nếu tưới nước dư cây rau sẽ bị bủng và chết; rồi trồng cây rau gì phù hợp với loại đất đó…” - anh Bảy cho biết.
Theo tính toán, trung bình chi phí đầu tư trồng 1 sào rau là 5 triệu đồng. “Với diện tích 4ha, mình trồng gối đầu mỗi đợt 1ha, trừ tiền công lao động, tiền thuê đất, chi phí chăm sóc, mỗi tháng mình bỏ túi được từ 20-30 triệu đồng”. Hiện khu vực trồng rau sạch của anh Bảy tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Dự kiến, khi nguồn cung ổn định, anh sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích lên 1ha nữa.\
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã