Học tập đạo đức HCM

Độc đáo: Cho gà ấp trứng le le nguồn gốc hoang dã, thu tiền tỷ

Thứ tư - 09/08/2017 18:44
8 năm với nghề chăn nuôi, anh Sa Lê dân tộc Chăm ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã thuần hóa được loài le le hoang dã, cho gà ấp trứng le le để tạo con giống khỏe, nuôi thương phẩm để xuất khẩu.
doc dao: cho ga ap trung le le nguon goc hoang da, thu tien ty hinh anh 1

Đàn lele của anh Sa Lê

 Nhờ cách làm mới, anh Sa Lê trở thành tỷ phú.

Theo Sa Lê, nuôi le le thương phẩm không khó chỉ cần không gian thoáng, rộng và cho ăn đầy đủ là xong, còn nuôi le le sinh sản thì rất khó, để thành công tạo giống động vật hoang dã này, Sa Lê phải mất 2 năm nghiên cứu mới thành công.

Hiện bầy le le 2.000 con được Sa Lê bảo vệ trong chuồng lưới và vệ sinh sạch sẽ trong 1.000m2 đất vườn, giữa hồ nước có lục bình, cỏ năn, lác tạo điều kiện cho chúng thích nghi với môi trường cư trú.

Theo anh, le le ngoài tự nhiên rất dễ nuôi nhưng le le con rất khó chăm sóc. Phải tạo cho chúng môi trường thuận lợi để sống khỏe và không bị dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là lúa, rong rêu và lục bình. Nơi le le đẻ và ấp trứng phải có không gian yên tĩnh, xa dân cư. Nơi ở của le le tốt nhất là có cỏ dại và nguồn nước sạch. Khi trưởng thành chọn con trống, con mái nhốt riêng, mặc dù le le tự làm tổ nhưng đến mùa sinh sản cần lót thêm rơm rạ vào thúng để cho sai trứng, thường thì chúng đẻ và ấp trứng vào mùa mưa.

Mỗi năm từ bầy le le bán thịt (giá bán từ 550 - 620 ngàn đồng/con), Sa Lê chừa vài trăm con cho sinh sản nên quanh năm trại của anh đều có le le đẻ trứng. Trứng được ấp khoảng 28 ngày thì nở con, nuôi từ 6 tháng có thể xuất chuồng. Do thị trường hiện nay cung không đủ cầu nên để rút ngắn thời gian tái đàn, Sa Lê đã dùng 60 con gà mái đẻ để ấp trứng le le thay vì phải ấp bằng máy, với cách làm này vừa đạt kết quả cao vừa rút ngắn thời gian trứng nở từ 28 xuống 22 ngày.

Le le được xem là loại chim trời cho thịt ngon và bổ dưỡng, được các thương lái săn lùn để xuất khẩu làm món ngon tăng cường sinh lực cho giới tiêu dùng đẳng cấp, vì vậy việc tái đàn để nhanh chóng tạo ra số lượng le le thương phẩm bán ra thị trường là hướng đi đúng mà anh Sa Lê đang áp dụng. Với mô hình chăn nuôi hấp dẫn này, anh Sa Lê là người “độc nhất vô nhị” của đồng bào Chăm An Giang nuôi con vật lạ thu tiền tỷ mỗi năm.

Theo Bảo Phong (NNVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập549
  • Hôm nay84,320
  • Tháng hiện tại789,433
  • Tổng lượt truy cập90,852,826
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây