Công việc đào phễnh bắt đầu khi nước trong đầm bắt đầu rút, khoảng từ 12 giờ trưa và kết thúc vào lúc nhập nhoạng tối. Ảnh: D.T
Theo bà Nguyễn Thị Nga (trú TP Quy Nhơn), loài phễnh sinh sôi tại những nơi có lớp bùn dày nhưng khi lớn lên chúng di chuyển về những khu đất cao. Ảnh: D.T
“Khi thủy triều rút, tại những nơi cao ráo, mặt cát tương đối khô, sạch sẽ và di chuyển không bị lún bết… thường có phễnh to bằng ngón chân cái. Phễnh có hang màu vàng, chỉ cần dùng vá đào khoảng nửa gang tay là có”- bà Nga chia sẻ. Ảnh: D.T
Người đào phễnh dùng chiếc vá đào xuống mặt đất, cặm cụi móc từng con phễnh bỏ vào chiếc rổ hay bịch nilon để bên cạnh. Hiện tại, phễnh có giá 30.000 đồng/ kg nên mỗi buổi đào người làm nghề này có thu nhập khoảng 100.000 đồng. Ảnh: D.T
Đồ nghề của người đào phễnh khá đơn giản: vá đào, rổ và giỏ xách để đựng phễnh. Sau khi đào xong, đãi phễnh cho sạch cát và mang về nhà ngâm vài giờ đồng hồ, mới mang ra chợ bán. Ảnh: D.T
“Nghề đào phễnh khổ cực lắm. Có lúc, di chuyển nhiều dưới nước nên tay chân nhức mỏi, có nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Nếu không cẩn thận thì rất dễ bị vỏ hàu, ốc… cắt hay đạp phải mảnh sắt, mảnh chai…. chảy máu nhiễm trùng như chơi. Bởi vậy, ngoài tính chịu khó, kinh nghiệm khì yêu cầu người làm nghề phải cẩn thận”- chị Lê Thị Xuân Hương (40 tuổi) cho hay. Ảnh: D.T
Theo Dũ Tuấn/Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã