Được biết, tổng số tiền giải ngân đợt này là 4,1 tỷ đồng cho 11 phương án về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi vịt đẻ trứng của 11 hộ. Trong đó, hộ vay thấp nhất là 250 triệu đồng, hộ vay nhiều nhất là 450 triệu đồng. Như vậy, tính đến nay Quỹ Khuyến nông Hà Nội đã giải ngân cho 171 hộ nông dân huyện Thanh Oai vay vốn, với tổng dư nợ trên 42 tỷ đồng.
Trung tâm Khuyến nông Hà Nội trao vốn vay cho hộ nông dân phát triển sản xuất. Ảnh: Ánh Ngọc
Đến nay, quỹ đã thu hồi vốn đến hạn trả của 112 hộ với số tiền 22 tỷ đồng, 59 hộ đang sử dụng vốn với số tiền 20,4 tỷ đồng. Để vốn vay phát huy hiệu quả, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đề nghị các hộ dân được vay vốn sử dụng đồng vốn đúng mục đích đầu tư vào phát triển sản xuất, trả lãi và gốc đúng quy định.
Trong trường hợp có khó khăn hoặc thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cần báo cáo kịp thời với chính quyền và cán bộ phụ trách quỹ tại địa phương để có hướng giải quyết.
Nhằm phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn, trước khi tiến hành giải ngân, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã thực hiện ký biên bản cam kết với chính quyền địa phương và đại diện hộ vay vốn.
Theo đó, trung tâm sẽ xem xét, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn sản xuất có hiệu quả tiếp tục được vay Quỹ Khuyến nông để mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời Trạm Khuyến nông cơ sở cũng cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc thu hồi phí quản lý, vốn vay theo quy định.
Sơn Tây triển khai 44 dự án chuyển đổi cây trồng
Đến nay, thị xã Sơn Tây có 4 xã đạt và cơ bản đạt từ 18 - 19 tiêu chí
NTM; 2 xã đạt từ 15 - 16 tiêu chí. Từ tháng 5.2016 đến nay, thị xã Sơn Tây
đã huy động các nguồn lực để xây dựng NTM được hơn 252 tỷ đồng.
Thị xã đã phê duyệt 44 dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ khuyến nông, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ… Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã từng bước được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,04%...
Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình 02-CTr/TU trên địa bàn thị xã vẫn gặp nhiều khó khăn như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, diện tích manh mún; các loại hình sản xuất nông nghiệp hoạt động hiệu quả thấp… Một số xã còn trông chờ vào đầu tư của nhà nước, thiếu chủ động, sáng tạo, chưa vào cuộc quyết liệt.
Theo Thu Hằng/Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã