Học tập đạo đức HCM

Gặp người khiến trâu, bò thất nghiệp

Thứ tư - 05/02/2014 08:43
Từ những phế liệu của chiếc xe đạp hỏng, lão nông Lương Minh Đồng (thôn Ngọc Thạch, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã sáng chế ra chiếc cày đa năng giúp hàng vạn ND giải phóng sức lao động.
Ông Đồng kể: “Năm 1983 xuất ngũ, ông về quê, vất vả, ngược xuôi mà không đủ nuôi 8 miệng ăn… Ngày đó HTX có một tổ đội làm nghề rèn, tôi tham gia. Khi HTX ngưng hoạt động, gia đình tôi rơi vào cảnh khốn cùng. Tôi bàn với vợ rồi mở cơ sở rèn”.

 Nhờ xe đạp cày đa năng mà nhiều ND đã giải phóng được sức lao động.
Nhờ xe đạp cày đa năng mà nhiều ND đã giải phóng được sức lao động.

“Bà con quê tôi làm đất chủ yếu bằng trâu, bò nhưng không phải nhà nào cũng có. Mỗi khi đến vụ, bà con lại tất bật thuê mướn trâu, bò. Nhà không có điều kiện thì tự cuốc đất, làm ngày làm đêm mới kịp xuống giống đúng thời vụ. Gia đình tôi cũng vậy”. Thương vợ con, ông trăn trở… Một lần, tới nhà bạn chơi, thấy chiếc xe đạp cũ bỏ ở góc nhà, ông nảy ra ý tưởng về một chiếc cày bằng xe đạp. 

Với chút vốn liếng nghề rèn, ông bắt tay vào chế tạo. Năm 1985, chiếc xe đạp cày đầu tiên đã ra đời. Chiếc cày của ông có khá nhiều công năng. Chỉ cần dùng sức đẩy nhẹ của phụ nữ, hoặc thiếu niên là có thể cày, vun đất, gieo giống, xới cỏ. Làm 1 sào đất màu, riêng làm đất, rạch hàng tỉa hạt, vun hàng, xới cỏ… ít nhất phải tốn 10-15 công, sử dụng chiếc cày đa năng của ông tiết kiệm từ 5-6 công. Tiếng lành đồn xa, ND trong xã, trong huyện, trong tỉnh rồi khắp nơi từ miền Bắc đến Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long... đã tìm đến đặt hàng.

Ngoài chiếc cày đa năng, ông Đồng còn sáng chế nhiều máy móc khác phục vụ ND, như dụng cụ chọc lỗ để vào phân cho cây dứa (thơm), lưỡi cắt gốc dứa, hệ thống giúp tỉa hạt tiết kiệm công lao động... 

Một ngày ông Đồng chỉ có thể làm được 2 chiếc cày hoàn chỉnh nên nhiều người phải đặt trước rất lâu. Đến ngày mùa, lò rèn của ông lại tấp nập khách vào ra. “Khi mới xuất xưởng, giá một chiếc cày chừng 50.000 – 80.000 đồng/chiếc. Số tiền này hồi ấy lớn lắm. Bây giờ, giá bán 300.000đồng/chiếc, trừ công, chi phí nguyên vật liệu khác, mỗi chiếc tôi lãi chừng 100.000 - 150.000 đồng. Mặc dù thu nhập không cao, nhưng nhờ nghề rèn mà tôi nuôi 6 đứa con khôn lớn”. 

Chúng tôi hỏi việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho chiếc cày đa năng của mình, ông Đồng bảo: “Chiếc cày của tôi đã có mặt ở khắp mọi nơi, nên nhiều thợ rèn “ăn cắp” mẫu mã, sản xuất hàng nhái… Phải chi có cơ quan nào hỗ trợ hoặc đỡ đầu để đăng ký thì tốt biết mấy”. 
 
Đoàn Hồng
Nguồn danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại736,914
  • Tổng lượt truy cập90,800,307
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây