Tính đến tháng 6 năm nay, cả nước đã có 35 khu nông nghiệp UDCNC cao do Thủ tướng Chính phủ và UBND các tỉnh thành lập. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ thành lập 3 khu: Hậu Giang, Phú Yên, Bạc Liêu.
Ngoài ra, theo quy hoạch tại Quyết định 575/2015/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp UDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, 8 khu nông nghiệp UDCNC cũng đang được khẩn trương thực hiện.
Để có thể trở thành một “trụ đỡ” nền kinh tế theo đúng nghĩa, ngành nông nghiệp buộc phải UDCNC vào trồng trọt cũng như chăn nuôi. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ đã có nhiều động thái nhằm khuyến khích các DN đầu tư UDCNC vào sản xuất nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, tuy số lượng vùng nông nghiệp UDCNC còn hạn chế, nhưng từ khi Luật Công nghệ cao được ban hành, đã có hàng nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển UDCNC trong nông nghiệp từ các DN và địa phương.
Giới chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá, việc ứng dụng khoa học và công nghệ sẽ góp phần làm cho ngành nông nghiệp tăng trưởng từ 30 đến 40% (tính theo từng lĩnh vực). Con số này sẽ còn cao hơn nữa nếu các DN đẩy mạnh đầu tư áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt và chăn nuôi.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chỉ 1% tổng số DN cả nước đầu tư vào nông nghiệp, đây là một con số quá khiêm tốn và ngành nông nghiệp cần có nhiều DN “dấn thân” hơn nữa vào lĩnh vực này.
Nêu nguyên nhân của thực tế nói trên, TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng, không có quỹ đất lớn để sản xuất, hợp tác với nông dân còn nhiều rủi ro vì tính tuân thủ hợp đồng còn yếu. Hệ thống cung cấp vốn cho DN chưa phát triển, thị trường tiêu thụ nông sản còn bấp bênh, tiếp cận các chính sách ưu đãi còn nhiều trở ngại... là những rào cản khiến cho DN vẫn e ngại khi quyết định bước chân vào lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, TS Đào Thế Anh vẫn khẳng định, muốn phát triển nông nghiệp bền vững không còn cách nào khác là phải áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi khâu sản xuất, từ canh tác, thu hoạch, chế biến đến quản lý. Và để hiện thực hóa điều này nhất thiết phải có sự liên kết của nhà sản xuất và DN, Nhà nước. Trong đó, DN đóng vai trò hủ lực.
Theo quan điểm của GS. TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, để ngành nông nghiệp phát triển một cách bứt phá, rất cần phải có chiến lược ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bài bản hơn và mạnh hơn nữa hướng đến sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap.
Theo Song Nguyên/congluan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã