Mô hình chuỗi khép kín: Lấy doanh nghiệp làm trọng tâm và doanh nghiệp làm đầu mối chủ động các khâu từ sản xuất giống, sản xuất TĂCN, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Một số mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khép kín hoạt động có hiệu quả như: Chuỗi thực phẩm AZ (HTX Hoàng Long là đơn vị quản lý), chuỗi trứng gà Tiên Viên, chuỗi trứng 729; chuỗi thịt heo hữu cơ Bảo Châu...
Mô hình chuỗi liên kết: Một số mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi có liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi hoạt động hiệu quả. Điển hình như: Chuỗi gà mía Sơn Tây, gà đồi Sóc Sơn, Ba Vì, chuỗi thực phẩm Vinh Anh, chuỗi thực phẩm Nam Hà Nội...
Phát triển ổn định 23 mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc động vật. Các chuỗi đã bước đầu hoàn thiện với đầy đủ các nhóm tác nhân liên kết hợp tác trên cơ sở hợp đồng quy định rõ ràng quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết. Có 20/23 chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đã hoàn thiện nhãn hiệu và bộ nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, đã có 9 nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng bảo hộ, trong đó có 5 nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ “Nhãn hiệu tập thể” (gà đồi Ba Vì, gà mía Sơn Tây, gà đồi Sóc Sơn, vịt Vân Đình và trứng vịt Liên Châu); Xây dựng thêm trên 20 cửa hàng, điểm bán và giới thiệu các sản phẩm của chuỗi tại Thành phố, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành. Đến nay, hàng ngày các chuỗi đang cung cấp cho thị trường khoảng 13 tấn thịt gia cầm; 26 tấn thịt heo; 1,5 tấn thịt bò; 282 nghìn quả trứng; 78 tấn sữa.
Việc liên kết đã giảm chi phí như thức ăn, thuốc thú y, con giống. Việc tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm được quản lý, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch, giúp tăng giá trị sản phẩm (tăng 15 - 20%) và mở rộng thị trường. Đồng thời, tạo ra các sản phẩm an toàn, được kiểm soát ở tất cả các khâu.
Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ phân tán, việc tích tụ ruộng đất còn nhiều khó khăn; Các hợp tác xã vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa quan tâm nhiều đến việc liên kết phát triển theo chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn được quy định như VietGAP, chăn nuôi an toàn dịch bệnh... Còn thiếu các chính sách khuyến khích phát triển chuỗi, thiếu các doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp. Giá cả các sản phẩm nông sản không ổn định, việc liên kết sản xuất chưa theo quy luật thị trường, còn tình trạng “được mùa mất giá”...
Ngành tập trung tham mưu để Thành phố có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ xây dựng chuỗi, các chính sách phải được tập trung đều ở các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến và thương mại, tiêu thụ sản phẩm để động viên khuyến khích kịp thời cho các bên tham gia.
Phát triển việc hỗ trợ ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm tập trung tại các bên tham gia.
Tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm để tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các sản phẩm của chuỗi liên kết.
>> Thành phố dự kiến đến năm 2020 đảm bảo 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt 30 - 50%. |
ThS. Nguyễn Ngọc Sơn
(Chi cục Thú y Hà Nội)
theo:Nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã