Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Hơn 800ha lúa 'khát' nước

Thứ tư - 11/07/2018 00:22
Mặc dù những ngày qua trên địa bàn Hà Tĩnh có mưa cục bộ một số vùng, song lượng mưa "nhỏ giọt" trong thời gian ngắn không đủ "giải khát” cho 800ha lúa HT bị hạn hán.


10-38-08_nh1
Hơn 800ha lúa HT thiếu nước nghiêm trọng

Theo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, vụ HT 2018 toàn tỉnh gieo cấy hơn 44.000ha lúa. Đến thời điểm này hầu hết diện tích đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, một số vùng gieo cấy sớm như huyện Thạch Hà, Đức Thọ, Cẩm Xuyên bước vào thời kỳ phân hóa đòng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài hơn một tuần qua nên có hơn 800ha bị hạn cục bộ; trong đó, TP Hà Tĩnh có diện tích bị hạn nhiều nhất (200ha), tiếp đến là Lộc Hà (130ha); Kỳ Anh (120ha); Cẩm Xuyên (105ha); Thạch Hà (100ha)...

Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho biết, diện tích lúa thiếu nước tập trung ở các xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Hà, Cẩm Sơn, Cẩm Lộc, Cẩm Sơn, Cẩm Trung. Ngoài yếu tố thời tiết nắng nóng kéo dài, nguyên nhân dẫn đến hạn hán là do diện tích trên sản xuất ở vùng đất cao cưỡng, khó tưới; nước tại một số hồ đập nhỏ bị cạn khô khốc.

“Hai ngày nay một số xã đã có mưa cục bộ, dự báo vài ngày tới trên địa bàn tiếp tục có mưa. Đây là những cơn mưa “vàng”, cứu hơn 100ha lúa thoát khỏi cảnh thất thu”, ông Hà nói.

Cũng theo vị Trưởng phòng, đợt nắng nóng hơn một tuần qua hết sức khốc liệt và có biểu hiện cực đoan, bởi, từ trước đến nay trên địa bàn Cẩm Xuyên có nắng hạn nhưng ít khi kèm theo gió Lào, tuy nhiên năm nay cường độ gió Lào thổi mạnh, liên tục càng khiến tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để chống hạn hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện yêu cầu Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp chặt chẽ với Cty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh có phương án điều tiết hợp lý, cung cấp đủ nước cho lúa và các loại cây trồng vụ HT, đặc biệt là diện tích đang bị hạn. Tổ chức đánh giá tình hình hạn hán trên toàn tỉnh, triển khai đồng bộ các phương án chống hạn cho cây trồng vụ HT, tuyệt đối không để cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu nước.

10-38-08_2
Nguồn nước tại các hồ đập được các Cty thủy lợi khai thác tối đa phục vụ chống hạn cho lúa

Ngoài công tác phòng chống hạn, nhiều diện tích lúa ở Hà Tĩnh cũng đã và đang xuất hiện một số loại sâu bệnh hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, mật độ trung bình 5 – 7 con/m2, nơi cao 10 – 15 con/m2; rầy nâu, rầy lưng trắng, mật độ trung bình 100 – 200 con/m2, nơi cao 500 – 750 con/m2, cục bộ có nơi 1.000 – 1.200 con/m2... Chi cục BVTV Hà Tĩnh khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại, kịp thời phun phòng trừ theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn.

10-38-08_nh1
Hơn 800ha lúa HT thiếu nước nghiêm trọng

Theo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, vụ HT 2018 toàn tỉnh gieo cấy hơn 44.000ha lúa. Đến thời điểm này hầu hết diện tích đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, một số vùng gieo cấy sớm như huyện Thạch Hà, Đức Thọ, Cẩm Xuyên bước vào thời kỳ phân hóa đòng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài hơn một tuần qua nên có hơn 800ha bị hạn cục bộ; trong đó, TP Hà Tĩnh có diện tích bị hạn nhiều nhất (200ha), tiếp đến là Lộc Hà (130ha); Kỳ Anh (120ha); Cẩm Xuyên (105ha); Thạch Hà (100ha)...

Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho biết, diện tích lúa thiếu nước tập trung ở các xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Hà, Cẩm Sơn, Cẩm Lộc, Cẩm Sơn, Cẩm Trung. Ngoài yếu tố thời tiết nắng nóng kéo dài, nguyên nhân dẫn đến hạn hán là do diện tích trên sản xuất ở vùng đất cao cưỡng, khó tưới; nước tại một số hồ đập nhỏ bị cạn khô khốc.

“Hai ngày nay một số xã đã có mưa cục bộ, dự báo vài ngày tới trên địa bàn tiếp tục có mưa. Đây là những cơn mưa “vàng”, cứu hơn 100ha lúa thoát khỏi cảnh thất thu”, ông Hà nói.

Cũng theo vị Trưởng phòng, đợt nắng nóng hơn một tuần qua hết sức khốc liệt và có biểu hiện cực đoan, bởi, từ trước đến nay trên địa bàn Cẩm Xuyên có nắng hạn nhưng ít khi kèm theo gió Lào, tuy nhiên năm nay cường độ gió Lào thổi mạnh, liên tục càng khiến tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để chống hạn hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện yêu cầu Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp chặt chẽ với Cty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh có phương án điều tiết hợp lý, cung cấp đủ nước cho lúa và các loại cây trồng vụ HT, đặc biệt là diện tích đang bị hạn. Tổ chức đánh giá tình hình hạn hán trên toàn tỉnh, triển khai đồng bộ các phương án chống hạn cho cây trồng vụ HT, tuyệt đối không để cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu nước.

10-38-08_2
Nguồn nước tại các hồ đập được các Cty thủy lợi khai thác tối đa phục vụ chống hạn cho lúa

Ngoài công tác phòng chống hạn, nhiều diện tích lúa ở Hà Tĩnh cũng đã và đang xuất hiện một số loại sâu bệnh hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, mật độ trung bình 5 – 7 con/m2, nơi cao 10 – 15 con/m2; rầy nâu, rầy lưng trắng, mật độ trung bình 100 – 200 con/m2, nơi cao 500 – 750 con/m2, cục bộ có nơi 1.000 – 1.200 con/m2... Chi cục BVTV Hà Tĩnh khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại, kịp thời phun phòng trừ theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn.


10-38-08_nh1
Hơn 800ha lúa HT thiếu nước nghiêm trọng

Theo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, vụ HT 2018 toàn tỉnh gieo cấy hơn 44.000ha lúa. Đến thời điểm này hầu hết diện tích đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, một số vùng gieo cấy sớm như huyện Thạch Hà, Đức Thọ, Cẩm Xuyên bước vào thời kỳ phân hóa đòng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài hơn một tuần qua nên có hơn 800ha bị hạn cục bộ; trong đó, TP Hà Tĩnh có diện tích bị hạn nhiều nhất (200ha), tiếp đến là Lộc Hà (130ha); Kỳ Anh (120ha); Cẩm Xuyên (105ha); Thạch Hà (100ha)...

Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho biết, diện tích lúa thiếu nước tập trung ở các xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Hà, Cẩm Sơn, Cẩm Lộc, Cẩm Sơn, Cẩm Trung. Ngoài yếu tố thời tiết nắng nóng kéo dài, nguyên nhân dẫn đến hạn hán là do diện tích trên sản xuất ở vùng đất cao cưỡng, khó tưới; nước tại một số hồ đập nhỏ bị cạn khô khốc.

“Hai ngày nay một số xã đã có mưa cục bộ, dự báo vài ngày tới trên địa bàn tiếp tục có mưa. Đây là những cơn mưa “vàng”, cứu hơn 100ha lúa thoát khỏi cảnh thất thu”, ông Hà nói.

Cũng theo vị Trưởng phòng, đợt nắng nóng hơn một tuần qua hết sức khốc liệt và có biểu hiện cực đoan, bởi, từ trước đến nay trên địa bàn Cẩm Xuyên có nắng hạn nhưng ít khi kèm theo gió Lào, tuy nhiên năm nay cường độ gió Lào thổi mạnh, liên tục càng khiến tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để chống hạn hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện yêu cầu Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp chặt chẽ với Cty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh có phương án điều tiết hợp lý, cung cấp đủ nước cho lúa và các loại cây trồng vụ HT, đặc biệt là diện tích đang bị hạn. Tổ chức đánh giá tình hình hạn hán trên toàn tỉnh, triển khai đồng bộ các phương án chống hạn cho cây trồng vụ HT, tuyệt đối không để cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu nước.

10-38-08_2
Nguồn nước tại các hồ đập được các Cty thủy lợi khai thác tối đa phục vụ chống hạn cho lúa

Ngoài công tác phòng chống hạn, nhiều diện tích lúa ở Hà Tĩnh cũng đã và đang xuất hiện một số loại sâu bệnh hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, mật độ trung bình 5 – 7 con/m2, nơi cao 10 – 15 con/m2; rầy nâu, rầy lưng trắng, mật độ trung bình 100 – 200 con/m2, nơi cao 500 – 750 con/m2, cục bộ có nơi 1.000 – 1.200 con/m2... Chi cục BVTV Hà Tĩnh khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại, kịp thời phun phòng trừ theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn.

Theo Thanh Nga/nongngiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập398
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,996
  • Tổng lượt truy cập90,880,389
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây