Học tập đạo đức HCM

Huy động nguồn lực khổng lồ vào xây dựng NTM

Thứ tư - 11/07/2018 21:44
Chưa có một chương trình nào nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ TP tới cơ sở nhiều như chương trình 02 xây dựng nông thôn mới (NTM).

Điều đó đã giúp cho các Sở, ngành, quận, huyện, TX và các xã nâng cao công tác quản lý nhà nước, thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế.

18-14-37_dsc_9088
Nhờ vốn vay ưu đãi mà nhiều nông dân đã mở rộng được sản xuất

Cũng chưa có một chương trình nào lại đầu tư nhiều và hiệu quả như NTM. Ngân sách TP đầu tư không dàn trải mà có trọng tâm, trọng điểm. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 đến hết tháng 3/2018 là 25.093,3 tỷ đồng, trong đó ngân sách TƯ 58 tỷ đồng, TP là 10.667,6 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp 4.748,7 tỷ đồng, vốn lồng ghép 5.918,9 tỷ đồng), huyện 11.438,7 tỷ đồng, xã 680,1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách cũng lên tới 2.248,9 tỷ đồng (vốn DN, HTX... là 954,8 tỷ đồng, vốn dân đóng góp 942,6 tỷ đồng; các nguồn vốn khác 351,5 tỷ đồng).

Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 101.385 tỷ đồng, trong đó cho vay xây dựng NTM là 42.455 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội cho vay tại 18 huyện, TX là 5.193 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn UBND TP bố trí để thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy là 500 tỷ đồng, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân.

Không trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền cấp trên, các địa phương đã tích cực tuyên truyền vận động các DN và nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng NTM. Kết quả, từ năm 2016 đến nay đã huy động được 2.248,9 tỷ đồng.

Đã có hàng vạn lượt ngày công được đóng góp, hàng vạn m2 đất được hiến để mở đường hay các công trình phúc lợi công cộng. Tiêu biểu trong phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM từ 2016 đến nay có 234 cá nhân hộ gia đình đã đóng góp trên 100 triệu đồng để xây dựng NTM.

Đặc biệt có hộ đóng góp tới 10 tỷ đồng để xây dựng trạm y tế xã, như hộ gia đình ông Hoàng Việt Hùng ở số 68 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm (nguyên quán xã Mai Lâm, huyện Đông Anh).

Đặc biệt hơn nữa, theo ông Lê Thiết Cương, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM TP, còn có một cá nhân kiên quyết giấu tên, giấu địa chỉ, từ chối mọi danh hiệu, bằng khen, giấy khen được phong tặng, từ chối mọi cuộc phỏng vấn của báo đài dù hiến cho quê hương xã mình vài chục tỉ đồng để tu bổ cơ sở hạ tầng, xây dựng NTM. Chính những tấm gương sáng đó đã tạo nên sự hứng khởi, dấy lên phong trào toàn dân góp sức vào xây dựng NTM của Hà Nội.

Tuy nhiên trong công cuộc xây dựng NTM ấy, sự vào cuộc của các quận vẫn còn rất hạn chế dù Thường trực Thành ủy đã có chỉ đạo, đốc thúc về chuyện này. Một số quận không coi đó là nghĩa vụ phải đóng góp, phải gánh vác mà mới chỉ là dạng cho kiểu “từ thiện”, “kết nghĩa”.

Bởi vậy, với kinh phí của 12 quận hỗ trợ 4 huyện trong giai đoạn 2010-2015 mới 95,5 tỷ đồng, từ năm 2016 đến nay các quận mới hỗ trợ 284,9 tỷ đồng. Khá nhất có thể kể đến quận Thanh Xuân hỗ trợ 3 huyện (Ba Vì, Đông Anh, Thanh Oai) với tổng kinh phí là 141 tỷ đồng trong khi so với các quận thuộc khu vực phố cổ kinh tế của Thanh Xuân còn khá khiêm tốn.

Và càng rõ rệt hơn khi so ngân sách của các quận với các huyện ngoại thành. Nguồn thu của một quận có khi đã ngang với cả chục huyện. Nhưng khi mà ngân sách cấp huyện chi tới 11.438,7 tỷ đồng để xây dựng NTM thì tổng kinh phí các quận hỗ trợ huyện để hỗ trợ chỉ là 380,4 tỷ đồng. Một tỷ lệ bất cân xứng vô cùng so với nguồn lực dồi dào của các quận.

THEO NGUYỄN THỊ THẮM/NONGNGHIEP.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập390
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,062
  • Tổng lượt truy cập90,862,455
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây