Không ngại đầu tư bài bản
Gia đình ông Dung có gần 10.000 m2 đất trồng chè thuộc làng nghề chè truyền thống xóm Minh Hợp. Trong đó, ông trồng 4.000 m2 chè Tri 777; 3.000 m2 chè trung du, diện tích còn lại ông làm vườn ươm các loại chè giống bán cho người dân có nhu cầu.
Ông Dung cho biết, khoảng 4 năm trước, gia đình ông đã bắt đầu nhân giống và trồng cây chè tím. Khi chăm sóc hàng nghìn m2 chè trung du, ông thấy có cây chè khác lạ, ngọn non và lá có màu tím, phát triển mạnh hơn so với những cây chè khác. Qua tìm hiểu trên sách báo, tivi rồi mạng xã hội, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên, sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ông biết được giống chè tím có nhiều tác dụng chữa bệnh, vì thế ông đã nhân giống ra trồng trong vườn.
Sau 4 năm kiên trì nhân giống, trồng và chăm sóc, đến nay diện tích chè tím của gia đình ông Dung đã cho thu hoạch, với năng suất đạt trên 30kg chè búp khô/lứa, giá bán bình quân từ 400.000 – 500.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với các giống chè bình thường khác. Bên cạnh đó, gia đình ông còn đang ươm hàng vạn hom chè tím đang đến kỳ đem trồng. “Trung bình mỗi năm gia đình tôi thu 6 -7 lứa, tính ra thu nhập cũng đạt mức khá” - ông Dung nói.
Với suy nghĩ làm ăn bài bản, hướng tới sản xuất bền vững, ông Dung đã mạnh dạn đầu tư xây 1 ao rộng hơn 300 m2 để chủ nguồn nước sạch liên tục và hệ thống máy bơm nước tự động để tưới cho vườn chè.
Hiện nay, sản phẩm chè tím của gia đình ông Dung đã có mặt trên thị trường một số tỉnh phía Bắc như Nam Định, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh và các tỉnh phía Nam. Ngoài diện tích chè tím, ông Dung còn trồng hơn 400m2 chè lai theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi lứa cho thu hoạch trên 150kg chè búp khô. Bình quân một năm, ông thu 6 lứa chính với tổng sản lượng hơn 1 tấn chè búp khô.
Chè tím, dược liệu quý nhiều triển vọng
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Bình Công - Chủ tịch UBND huyện Phú Lương cho biết, trong Lễ hội chè huyện Phú Lương lần thứ Nhất năm 2017, sản phẩm chè tím đặc biệt của ông Phạm Văn Dung cũng đã được Ban tổ chức lễ hội vinh danh.
“Hiện tại, sản phẩm chè búp tím của gia đình ông Dung đã được nhiều khách hàng trong cả nước đặt mua. Mô hình phát triển chè búp tím của ông Dung không chỉ khẳng định vị thế mũi nhọn của cây chè nói chung trên địa bàn huyện mà góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm từ chè” - ông Công khẳng định.
TS Dương Trung Dũng –Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, chủ nhiệm đề tài “Khai thác và phát triển cây chè trung du búp tím” cho biết, chè búp tím trung du Phú Thọ có đặc điểm lá chè nhỏ, mỏng, thuôn dài, lá và búp màu tím, mặt trên của lá tím nhạt, sau chuyển thành xanh, mặt dưới tím đậm.
Ông Dũng cho biết thêm, qua phân tích thành phần hóa học cho thấy hàm lượng catechin trong chè tím cao hơn nhiều so với chè xanh. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa, đào thải những kim loại nặng khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư; đồng thời, chè còn có tác dụng phối hợp với các loại thuốc khác để giảm kích thước khối u, chống phóng xạ”.
Ngoài ra, chè búp tím còn giàu vitamin C - giúp tăng cường đề kháng, chống oxy hóa và các gốc tự do, vitamin B - thúc đẩy quá trình trao đổi carbonhydrate, vitamin E - chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa...
Theo Hải Yến/Báo TTV.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã