Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ sản xuất cây ăn trái theo GAP

Chủ nhật - 16/09/2018 22:21
Những năm gần đây, nhiều nhà vườn, trang trại tại các tỉnh, thành trên cả nước đã áp dụng sản xuất cây ăn trái theo quy trình VietGAP, GlobalGAP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập và phát triển kinh tế.
4t.jpg
Công nhân Trang trại Gia Ân hái măng cụt. Ảnh: Trịnh Thắng.

Nhằm giúp  nông dân có cơ hội trao đổi, tiếp cận kiến thức, kỹ thuật tiên tiến, để áp dụng vào quá trình sản xuất, đạt hiệu quả, nâng cao kinh tế nhà vườn, góp phần đưa ngành nông nghiệp thành phố ngày càng phát triển, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức chuyến tham quan mô hình sản xuất trái cây theo quy trình VietGAP, GlobalGAP tại Bình Dương và Đắk Nông, cho cán bộ kỹ thuật, nhà vườn trồng cây ăn trái ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Cần Giờ.

Sản xuất theo GAP thu tiền tỷ

Điểm đến đầu tiên của đoàn tham quan là vườn bưởi VietGAP của Trang trại tổng hợp Đoàn Minh Chiến, ở ấp Vườn Ươm, xã Tân Định, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trang trại có trên 18ha bưởi da xanh, trong đó có 7ha trồng theo quy trình VietGAP.

Theo anh Phạm Văn Đạo, cán bộ kỹ thuật trang trại, ngoài việc thực hiện đúng theo kỹ thuật sản xuất VietGAP, vườn bưởi Minh Chiến còn sử dụng hệ thống tưới tiêu hiện đại với hệ thống đường ống tỏa khắp diện tích vườn đồi, cùng hệ thống bồn nước 30.000 lít để dẫn nước đến tận từng gốc cây bằng công nghệ tưới xòe, không quay,… Nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, vườn bưởi đã tiết kiệm được 2/3 giá trị đầu tư/mùa so với trước đây, tiết kiệm được 2/3 công lao động và năng suất đạt cao hơn khá nhiều, mỗi năm cho thu  khoảng 3 tỷ đồng.

Tiếp theo, đoàn đến tham quan vườn xoài 6.000m2 đang thực hiện theo quy trình VietGAP của hộ anh Đào Văn Vương, xóm 3, thôn Tân Lập, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Theo anh Đinh Văn Hiếu, đại diện gia đình: “Xoài là một trong những cây ăn trái dễ trồng, dễ chăm sóc mà hiệu quả kinh tế khá cao so với nhiều cây trồng khác. Với vườn xoài của gia đình, trung bình mỗi năm đến mùa Tết, giá thu mua tại vườn đạt 8.000 - 9.000 đồng/kg. Trong đó, cây to (độ tuổi 5-6 năm) cho thu hoạch khoảng 200 kg/cây, gia đình thu được gần 2 triệu đồng/cây. Cây trung bình (độ tuồi 3-4 năm) gần 100 kg/cây, doanh thu gần 1 triệu đồng/cây”.

Cuối cùng, đoàn đã đến tham quan mô hình trồng măng cụt theo tiêu chuẩn GlobalGAP của Trang trại Gia Ân, ở xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Ông Trần Quang Đông, chủ trang trại Gia Ân cho biết, hiện trang trại  có 20ha cây ăn trái (bơ, sầu riêng, chanh leo,…), trong đó có khoảng 8ha trồng măng cụt. Vườn măng cụt của ông mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 50 tấn măng cụt sạch.

“Cái khó của GlobalGAP không chỉ đòi hỏi về kỹ thuật mà công việc phải được sắp xếp theo một hệ thống bài bản, tỉ mỉ. Từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc cho đến thu hoạch và bảo quản phải được theo dõi, ghi chép một cách cụ thể. Việc ghi chép nhật ký hoạt động chăm sóc vườn cây sẽ bảo đảm cho việc truy tìm nguồn gốc của sản phẩm chính xác nhất”, ông Đông chia sẻ.

Học tập sản xuất theo GAP

Đại diện đoàn tham quan, ông Huỳnh Văn Huệ, chủ vườn trái cây Hai Huệ, số 19/8, ấp An Hòa, tổ 2, xã Trung An (Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Đây là chuyến đi thực tế rất bổ ích, được trực tiếp tham quan các mô hình sản xuất trái cây hiệu quả theo GAP, thuộc 2 tỉnh Bình Dương và Đắk Nông, giúp nhà vườn có cơ hội học tập, chọn lọc cho mình những cách làm hay, phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, tiếp cận thêm nhiều kiến thức mới về sản xuất GAP để có thể áp dụng trên vườn của mình đạt hiệu quả hơn, qua đó có thể nâng cấp và thực hiện tốt quá trình hình thành chuỗi vườn du lịch sinh thái tại các huyện ngoại thành của thành phố như Củ Chi, Cần Giờ...

“Mong rằng, thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông thành phố sẽ có thêm nhiều chuyến đi sát thực, giúp quá trình sản xuất của từng nhà vườn ngày càng hiệu quả hơn”, ông Huệ bày tỏ mong muốn.

 M.Hiếu/kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại807,518
  • Tổng lượt truy cập90,870,911
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây