Việc giảm đầu mối, gắn liền việc thành lập thôn, bản mới theo hướng tăng quy mô diện tích và số hộ gia đình nêu trên đã giảm được số lượng, tổ chức cán bộ cấp thôn; tiết kiệm cho ngân sách từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm; góp phần mở hướng cho sản xuất, kinh doanh phát triển; nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư cho cộng đồng dân cư tại các địa phương.
Tuy nhiên, tại một số tỉnh, vấn đề nêu trên lại chưa được quan tâm, coi trọng đúng mức, hoặc tiến hành "nóng vội, gượng ép", thiếu tính khoa học, đồng bộ, chưa hiệu quả...
Việc sắp xếp hoàn thiện tổ chức thôn, bản cần được tập trung, triển khai, thực hiện thống nhất tại các địa phương, nhất là trong quá trình đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. Vấn đề này cần có sự tổng kết toàn diện cả về lý luận và thực tiễn để có giải pháp khoa học, đồng bộ, đạt được sự đồng thuận của cộng đồng. Theo đó, bảo đảm thôn, bản phải có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; tinh giản tổ chức gắn liền nâng cao chất lượng cán bộ, giảm chi phí ngân sách; coi trọng bảo tồn, phát huy được các yếu tố lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương; phát huy cao nội lực của nhân dân.
Theo Lê Thụy Anh/Báo Mhaan Dân.VN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã