Học tập đạo đức HCM

Huy động xã hội hóa GD: Nhiều cách làm hay

Thứ hai - 08/08/2016 06:14
GD&TĐ - Thông qua nhiều chương trình, dự án, kết hợp với các nguồn lực của địa phương, hệ thống cơ sở vật chất trường lớp học ở các tỉnh/thành đang được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, không chỉ đáp ứng ngày càng tốt điều kiện dạy học, mà còn hướng đến chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Hiện nay, nhiều công trình trường lớp được các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng, gấp rút mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học... để chuẩn bị bước vào năm học mới 2016 - 2017.

Đầu tư xây dựng trường lớp theo hướng đạt chuẩn

Trong những ngày này, công trình Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đang gấp rút hoàn thành để bàn giao cho nhà trường sử dụng vào năm học mới 2016 - 2017 theo kế hoạch. Đây là một trong những dự án trường học có mức đầu tư lớn của thị xã Điện Bàn nằm trong kế hoạch xây dựng 3 trường THCS tại các xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung và Điện Thắng Nam.

Theo ông Nguyễn Tấn Ngọc – Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Điện Bàn, việc UBND thị xã Điện Bàn và chính quyền địa phương các xã/phường trên địa bàn đang tập trung nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học sẽ tạo tiền đề mới cho ngành GD&ĐT phát triển. Trong đó, việc đầu tư xây dựng cho mỗi xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, mỗi trường THCS là một niềm vui lớn cho con em các địa phương. Bởi trong thời gian qua, việc con em học sinh 3 xã này cùng tập trung học tại một Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Điện Thắng Bắc) gặp phải rất nhiều khó khăn.

Với dự toán kinh phí gần 10 tỷ đồng cho xây dựng mỗi trường THCS, trong đó, UBND thị xã Điện Bàn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, còn địa phương các xã đầu tư xây dựng tường rào, cổng ngõ, sân bãi. Khi hệ thống cơ sở vật chất này được đầu tư xây dựng hoàn thiện sẽ góp phần cho ngành GD&ĐT củng cố được mạng lưới trường lớp, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường học nâng cao chất lượng dạy học.

Ông Nguyễn Xuân Hà – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết: Hiện nay, UBND thị xã Điện Bàn cũng đã có kế hoạch đầu tư xây dựng bổ sung thêm các phòng, lớp học tại khu vực các xã vùng Đông thuộc khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc nhằm giảm áp lực quá tải trường lớp tại khu vực này. Kế hoạch tách trường, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường thành lập mới cũng đã được địa phương lên phương án kế hoạch và sẽ được triển khai ngay khi có nguồn kinh phí hỗ trợ từ UBND tỉnh Quảng Nam và các nguồn vốn xã hội hóa khác.

Chuẩn bị cho năm học 2016 - 2017, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) đang đầu tư xây dựng mới hàng loạt phòng, lớp học cho các trường trên địa bàn. Theo thầy Huỳnh Ngọc Ánh – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đại Lộc, hiện nay UBND huyện Đại Lộc đang triển khai xây dựng gần 25 phòng học cho các đơn vị trường học trên địa bàn.

Đây là số lượng phòng học được xây dựng bổ sung và thay thế cho các phòng, lớp học đang trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng nặng. Thầy Huỳnh Ngọc Ánh cho biết thêm: Trong những năm qua, thông qua nhiều chương trình, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, các tổ chức từ thiện, cùng với nguồn lực của địa phương, UBND huyện Đại Lộc đã tập trung đầu tư xây dựng, phát triển mạnh hệ thống cơ sở vật chất trường. Nhờ đó, bộ mặt trường học trên địa bàn hiện nay đã khang trang hơn rất nhiều, số lượng trường chuẩn quốc gia tăng đáng kể, số lượng trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn quốc gia, hiện đại hóa tăng mạnh.

Nỗ lực hiện đại hóa trường lớp vùng khó

So với nhiều tỉnh/thành Nam Trung Bộ, Quảng Ngãi có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn. Trong tổng số 14 huyện/thành, tỉnh Quảng Ngãi có đến 6 huyện miền núi nằm trong 63 huyện đặc biệt khó khăn của cả nước và 1 huyện đảo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Quảng Ngãi luôn dành ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục.

Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được địa phương quan tâm hàng đầu. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, để chuẩn bị cho năm học mới, ngành GD&ĐT hiện đang nỗ lực để khắc phục tình trạng phòng học tạm, xuống cấp. Theo đó, UBND tỉnh đã đầu tư 50 tỷ đồng để thực hiện đề án, dự án phát triển giáo dục. Từ nguồn kinh phí này, ngành GD&ĐT đang triển khai mua sắm thêm thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy ở các cấp học trong năm học mới.

Cùng với đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng đang nỗ lực huy động các nguồn vốn đề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Theo thầy Nguyễn Văn Bảy - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đức Phổ, chuẩn bị cho năm học 2016 – 2017, UBND huyện Đức Phổ đã được đầu tư 11 tỷ đồng để xây dựng mới 25 phòng học, phòng hiệu bộ; đồng thời đầu tư mua sắm thiết bị bổ sung cho các trường học nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của học sinh và giáo viên.

Là một trong những địa phương khó khăn nhất tỉnh Quảng Ngãi, nhưng huyện Ba Tơ đã bố trí 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục để sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất trường lớp học và mua sắm các thiết bị để kịp thời đưa vào sử dụng trong năm học 2016 - 2017. Theo đó, UBND huyện cũng đầu tư kinh phí xây dựng 8 phòng học thay thế các phòng học đã xuống cấp, phòng học tạm ở các điểm trường trên địa bàn xã Ba Trang, Ba Khâm.

Theo bà Phạm Thị Thanh Hà – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Quảng Ngãi), so với các bậc học phổ thông, trong thời gian qua, hệ thống cơ sở vật chất trường lớp của bậc mầm non tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư phát triển mạnh. Từ năm 2011 đến tháng 5/2016, đã có 711 phòng được đầu tư xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng.

Trong đó, UBND các huyện, thành phố đã bố trí kinh phí từ các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 30a, Chương trình xây dựng Nông thôn mới, ngân sách huyện... để đầu tư xây dựng 423 phòng học. Từ nguồn xã hội hóa cũng đã xây dựng được 98 phòng học cho trẻ mầm non 5 tuổi. Như vậy, bằng nguồn ngân sách huyện và xã hội hóa đã đầu tư xây dựng 521 phòng học, 153 phòng chức năng, 62 nhà bếp, 80 công trình vệ sinh độc lập cho trẻ đã được đầu tư xây dựng, và làm tường rào, cổng ngõ, sân chơi cho 17 trường.

theo GD&TĐ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại832,512
  • Tổng lượt truy cập90,895,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây