Học tập đạo đức HCM

Huyện Quốc Oai: Hiệu quả cao từ những cách làm hay

Chủ nhật - 22/07/2018 02:35
Nhờ tạo được sự bứt phá trên cả 3 phương diện: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - du lịch mà sau 10 năm sáp nhập về với Thủ đô Hà Nội, nhiều vùng quê giàu truyền thống của huyện Quốc Oai đã được thay “áo mới”, đời sống người dân ngày một tăng lên.

Chủ trương đúng, cách làm hay

Quốc Oai vẫn được biết đến là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Quốc Oai hiện có hơn 150 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 32 di tích đã được nhà nước xếp hạng.

Trong đó, quần thể di tích, danh thắng chùa Thầy là một điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng chục vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh. Tuy nhiên, để huyện Quốc Oai có được diện mạo khang trang như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến dấu mốc vô cùng đáng nhớ là ngày 1/8/2008 khi Quốc Oai chính thức sáp nhập về Thủ đô theo Nghị quyết 15 của Quốc hội.

huyen quoc oai hieu qua cao tu nhung cach lam hay
Mô hình chăn nuôi gà siêu trứng của người dân xã Cấn Hữu.

Ông Nguyễn Đức Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai chia sẻ: Hơn mười năm trước, Quốc Oai là huyện còn khó khăn, kinh tế chủ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp manh mún, công nghiệp tiếu thủ công nghiệp phát triển nhỏ lẻ, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức do nguồn đầu tư hỗ trợ của tỉnh Hà Tây còn hạn chế. Thời điểm đó, tổng giá trị sản xuất là 3.460,5 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 97,2 tỷ dồng; chi ngân sách Nhà nước địa phương 337,47 tỷ đồng; có 21 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh 10%...

Ngay sau khi được sáp nhập về với Hà Nội, huyện Quốc Oai đã nhận được sự quan tâm đầu tư đồng bộ. Đặc biệt là từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều vùng quê của Quốc Oai, với những tiềm năng sẵn có, tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự đồng lòng của người dân, với nhiều các làm hay đã tạo được sự phát triển bứt phá.

Nhiều người vẫn hình dung, người nông dân phải bươn chải cả ngày với lấm lem bùn đất, vò võ ngoài đồng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời"... Nhưng với người nông dân ở huyện Quốc Oai giờ đã có nhiều đổi khác. Đặc biệt, sự thay đổi ấy càng rõ nét kể từ khi huyện hoàn thiện dồn điền đổi thửa với hơn 4.000ha ở 16 xã. Từ chỗ số thửa bình quân từ 8,2 thửa/hộ, nay giảm còn 1,6 thửa/hộ. Thuận lợi ấy đã giúp nhiều hộ dân "bung" ra những mô hình kinh tế hiệu quả. Không ít những vùng "đất cằn" gian khó nay cũng đang "nở hoa, đơm trái".

huyen quoc oai hieu qua cao tu nhung cach lam hay
Các làng nghề truyền thống của huyện Quốc Oai cũng đã tận dụng được lợi thế để phát triển.

Anh Vương Xuân Hợi, chủ trang trại chăn nuôi ấp nở gà công nghệ cao ở thôn 5, xã Cộng Hòa tâm sự: “Bây giờ, khi đã hoàn thiện cơ bản các hạng mục trên diện tích gần 2ha, tôi vẫn không dám tin mình có một cơ ngơi thế này. Gần 20 năm gắn bó với công việc ấp nở gia cầm, gia đình tôi cứ loay hoay mãi vì phải làm nghề giữa khu dân cư. Lúc nào cũng chỉ mong có vài nghìn mét vuông đất, tách hẳn khu dân cư để làm nghề... Thế rồi, cơ hội cũng đến khi địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa. Khu đất gò của xã vốn trồng khoai sắn cũng dở, mà trồng lúa cũng không xong, nay đã trở thành trang trại của gia đình tôi”.

Hồi ấy, nhận thấy tiềm năng của khu đất "xấu" này, gia đình anh Hợi đã mạnh dạn nhận và gom thêm ruộng của các hộ không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Cùng chính sách hỗ trợ của địa phương, anh Hợi đã xây dựng thành công khu chăn nuôi, ấp nở công nghệ cao với mức đầu tư 13 tỷ đồng. Trang trại được thiết kế bài bản, xa khu dân cư cùng hệ thống cây xanh, vườn cây ăn quả, ao nuôi cá… với quy mô 1 vạn con gà bố mẹ, 14 máy ấp nở công suất lớn. Mỗi tháng, trang trại của gia đình anh Hợi xuất bán khoảng 120.000 con gà giống đi các tỉnh: Nam Định, Hải Dương, Thái Nguyên…

Tương tự, ông Nguyễn Đình Dự ở thôn Yên Nội, xã Đồng Quang cũng "dấn thân" làm nông nghiệp công nghệ cao từ những xứ đồng không mấy thuận lợi. Xứ đồng Mái Lềnh với đồng đất mấp mô không ai muốn nhận giờ đã biến thành mô hình trồng cây ăn quả tươi tốt nhờ áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Với quy mô 3ha, ông Dự chọn trồng cây ổi Đài Loan. Nếu bằng công nghệ tưới thông thường, diện tích này phải cần tới 30 công nhân thường xuyên làm mới đảm đương được khối lượng công việc, nhưng hiện giờ, ông Dự chỉ cần 6 lao động.

Dù mới ra quả năm thứ 2, gia đình ông đã thu hoạch được từ 70 đến 80 tấn ổi/năm, dự kiến từ năm thứ 3, ông Dự có thể thu hoạch khoảng 100 tấn ổi. Ông Dự chia sẻ: "Ổi vào chính vụ thường giá rẻ, nhưng nhờ áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt nên tôi hoàn toàn chủ động được dinh dưỡng cho cây. Vì thế, tôi "lái" để cây ra quả trái vụ nên giá cả luôn ổn định, chủ động "đầu ra", thu hoạch tới đâu, thương lái thu mua hết tới đó. Ưu điểm của công nghệ tưới nhỏ giọt là phân bón các loại được hòa tan trong bể theo định kỳ, chỉ cần bật máy bơm là toàn bộ 3.000 gốc ổi sẽ được tưới đồng loạt, cây phát triển đồng đều nên cho ra sản phẩm cùng chủng loại, chất lượng cao".

“Đòn bẩy” phát triển công nghiệp, dịch vụ

Thực tế thành công của nhiều nông dân "làm ăn lớn", dễ dàng ứng dụng công nghệ cao trên mảnh đất Quốc Oai đều nhờ chính sách tích tụ ruộng đất qua dồn điền đổi thửa. Ở các xứ đồng xa, xấu, sản xuất khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ giao thông thủy lợi nội đồng, đường, điện… đã tạo "đòn bẩy" để ngày càng xuất hiện nhiều "tỷ phú nông dân". Nhờ đó, không còn cảnh sản xuất manh mún, lệ thuộc thị trường mà hình thành nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, chinh phục người tiêu dùng...

huyen quoc oai hieu qua cao tu nhung cach lam hay
Khu du lịch quốc tế Tuần Châu Ecopark, tại địa phận xã Sài Sơn

Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm khẳng định, khi nào phần lớn lao động nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định từ các ngành nghề phi nông nghiệp thì việc tích tụ ruộng đất mới có thể diễn ra. Quả đúng vậy, khi đến thăm mô hình sản xuất của các nhà máy tại khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện mới thấy rõ điều đó. "Đòn bẩy" từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - du lịch đã tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tất cả đã hỗ trợ, bổ trợ cho nhau để kinh tế địa phương có sự chuyển dịch tích cực và phát triển bền vững.

Tại Khu công nghiệp Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai), ông Lê Tùng, Giám đốc Marketing, Công ty CP Tập đoàn Sunhouse - đơn vị chuyên sản xuất đồ gia dụng, cho hay, trong 10 năm qua, nhờ sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, từ thủ tục mở rộng mặt bằng, thu gom nước thải tập trung tại khu công nghiệp… đến chiến lược phát triển theo hướng đầu tư công nghệ cao, đa dạng hóa các loại sản phẩm gia dụng mà Tập đoàn từ chỗ có 100 công nhân năm 2008, nay tăng lên 1.000 công nhân, doanh thu cán mốc 3.000 tỷ đồng trong năm 2017 và trở thành doanh nghiệp vững mạnh.

Cùng với Tập đoàn Sunhouse, Tổ hợp Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Tuần Châu Hà Nội đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Ngoài ra, các cụm, điểm công nghiệp tại các làng nghề với hàng trăm doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất lớn - nhỏ cũng đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn...

Để có thể tích tụ ruộng đất, chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Đức Phương cho rằng, quan trọng là hình thành được các cụm, điểm công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ hoạt động hiệu quả. Ngành Công nghiệp của huyện hiện chiếm tỷ trọng lớn, giá trị sản xuất năm 2017 đạt gần 6.000 tỷ đồng, bằng 332% so với năm 2008, thu hút 20% lao động toàn huyện. Chuyển dịch lao động nông thôn rất rõ nét. Khi người dân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, khu du lịch có thu nhập ổn định, họ sẽ sẵn sàng nhượng lại quyền sử dụng đất hoặc cho hộ khác thuê lại, tạo ra các mô hình nông nghiệp đầu tư công nghệ hiệu quả hơn. Theo đó, dịch vụ, du lịch, công nghiệp cũng có nguồn nhân lực ổn định, được đào tạo chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu phát triển, mang lại nguồn thu nhập ổn định và ngày càng cao cho người dân.

“Trong 10 năm qua, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất của huyện ngày càng cao, đạt bình quân 11%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 39 triệu đồng/người/năm, gấp 4,1 lần so với năm 2008 (9,5 đồng/người/năm) và hết năm 2018, huyện phấn đấu đạt 44 triệu đồng/người/năm. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần”, ông Nguyễn Đức Phương khẳng định.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập549
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,441
  • Tổng lượt truy cập90,862,834
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây