Học tập đạo đức HCM

Thanh Bính: Phát huy thế mạnh cây vải sớm

Thứ hai - 23/07/2018 01:21
Nhìn lại chặng đường sau gần 4 năm về đích nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Bính (Thanh Hà - Hải Dương) có quyền tự hào về những thành tựu đã đạt được.

Hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có việc chú trọng phát huy thế mạnh cây vải sớm.

người-dân-xã-thanh-bính-phấn-khởi-vì-vải-sớm-được-mùa-được-giá.jpg
Người dân xã Thanh Bính phấn khởi vì vải sớm được mùa, được giá.
Thu nhập khá từ cây vải sớm

Thanh Bính trồng nhiều vải thiều sớm; quả vải mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, nhất là các tỉnh phía Nam. Năm 2017, xã trồng  230ha vải các loại, trong đó 80% diện tích vải sớm, tổng sản lượng đạt 2.500 tấn. Thời điểm đầu vụ, giá vải cao nhất lên tới 55.000 đồng/kg, còn trung bình khoảng 30.000 đồng/kg. Trong xã có hàng trăm gia đình có doanh thu 100.000 triệu đồng từ cây vải, cá biệt có hộ thu 500 - 700 triệu đồng. Tiêu biểu như gia đình ông Phê ở thôn Phúc Giới, hộ anh Thạnh, anh Thủy ở khu bãi soi Đồng Hạ…

Ông Lê Sỹ Tín, Chủ tịch UBND xã Thanh Bính, cho biết: Vụ vải sớm của xã năm nay được mùa, giá bán ổn định và cao gần gấp đôi năm ngoái. Tổng doanh thu từ vải sớm toàn xã lên tới trên 75 tỷ đồng, việc tiêu thụ vải cũng khá thuận lợi, thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Ngoài ra, vải cũng được tiêu thụ mạnh tại một số tỉnh, thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…

Năm nay, Thanh Bính duy trì 2 vùng vải VietGAP với diện tích 20ha ở 2 thôn Hạ Vĩnh và Phúc Giới. Qua đánh giá, vùng vải VietGAP được mùa, sản lượng và chất lượng cao hơn các vùng vải khác. Năm 2017, xã liên kết với Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Rồng Đỏ thu mua khoảng 30 tấn vải ở vùng vải VietGAP để xuất sang thị trường Australia, Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Giá thu mua tại vùng vải này cao hơn các vùng vải thông thường 3.000-5.000 đồng/kg.

Gia đình anh Phạm Văn Tùng ở thôn Phúc Giới rất phấn khởi khi vải năm nay bán được giá. “Vụ vải năm 2016, thời điểm đắt nhất, vải u hồng chỉ có giá  27.000 - 28.000 đồng/kg, nhưng năm nay có thời điểm gia đình bán cho thương lái với giá 38.000 đồng/kg”, anh Tùng nói.

Gia đình anh Tùng có trên 2 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) trồng vải u hồng, sản lượng đạt trên 13 tấn, cao gấp 2 lần so với năm 2016. Anh Tùng bật mí: 1 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) vải của gia đình cho thu gần 7 tạ quả, doanh thu 20-21 triệu đồng. Nhờ giá cao và ổn định nên vụ vải năm nay gia đình thu được khoảng 300 triệu đồng.

Chất lượng quả vải ngày càng được nâng cao

Năm 2018, toàn xã Thanh Bính trồng khoảng 300ha vải, dự kiến sản lượng khoảng 3.000 tấn vải sớm, tăng 500 tấn so với năm 2017, tổng giá trị ước đạt trên 50 tỷ đồng. Vải sớm được mùa, được giá nên bà con rất phấn khởi.

Tuy vậy, theo ông Lê Sỹ Tín, mặc dù nông dân trồng vải đều hồ hởi bởi vừa được mùa vừa được giá, nhưng để tránh những thách thức của thời tiết, xã thường xuyên hướng dẫn bà con tuân thủ đúng quy trình nghiêm ngặt, từ khâu chăm bón đến lúc thu hoạch để quả vải đủ tiêu chuẩn vào được những thị trường khó tính. Đồng thời luôn tuyên truyền để bà con trồng vải theo hướng sản xuất sạch, an toàn để chất lượng quả vải ngày càng được nâng cao.

Theo ông Lê Văn Lộc, ở thôn Hạ Vĩnh, gia đình ông có 7 sào vải sớm, năm nay thu hoạch được khoảng 5 tấn, nhỉnh hơn năm trước. 2 sào vải u gai cho thu hoạch trước và sau một tuần là đến vải u hồng. Giá vải sớm cao hơn vải chính vụ, dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Là người gắn bó với cây vải lâu năm và đây cũng là thu nhập chính của gia đình nên ông Lộc luôn học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, áp dụng quy trình VietGAP. Trước khi thu hoạch, ông Lộc ngừng phun thuốc 10 ngày để đảm bảo an toàn sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng.

Cũng theo ông Lộc,  vụ vải sớm năm nay tiêu thụ khá thuận lợi, không xảy ra tình trạng ép giá, nhiều thương lái còn đến tận vườn thu mua, người dân không phải lo việc chở vải đi cân sớm như trước…

Theo Đức Sơn/Báo KTNT.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Chuyển đổi số Hà Tĩnh Dự thảo văn bản Công báo tỉnh Điều hành tỉnh văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm173
  • Hôm nay30,215
  • Tháng hiện tại895,185
  • Tổng lượt truy cập102,654,728
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây