Keo lai được thu mua với giá từ 160-200 triệu đồng/ha.
Ông Phan Thanh Trung, Trưởng Ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh cho biết: “Tôi vừa mới bán xong 3 ha rừng keo lai, cũng được gần 200 triệu/ha. Hồi đầu năm nghe giá keo lai giảm nên chưa bán, đến tháng 7 này giá tăng trở lại nên tôi mới khai thác để tranh thủ mưa để trồng đợt keo lai mới”.
Do thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch chỉ từ 3-5 năm, bằng 1/3 -1/2 so với trồng tràm nên mô hình trồng keo lai đã nâng cao hiệu quả nguồn thu, khẳng định về mặt giá trị kinh tế.
Thu mua gỗ keo lai tại miệt rừng U Minh hạ, Cà Mau. Ảnh: tinmientay
Trong những năm đợi bán 2 ha rừng tràm, bà Lê Xuân Đào (Ấp 18, xã Khánh Thuận) phải lặn lội khắp các xóm, ấp để làm thuê. Khai thác tràm bán cũng không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Năm 2013, được cấp sổ hộ nghèo, bà quyết định vay vốn để mua giống keo lai về trồng. Nhờ bỏ công chăm sóc nên 2 ha keo lai của bà Đào phát triển rất tốt.
Bà Lê Xuân Đào vui mừng: “Ở đây thì không có sở gì làm, nên tôi tranh thủ trồng chuối xen và đi làm cho công ty gỗ trong 4 năm đợi khai thác keo lai. Nhưng nghe thông tin giá keo lai cũng bấp bênh. Năm nào hạn, thiếu nước là cây đèo đuột. Nên lúc chuẩn bị trồng, vợ chồng tôi cũng cố gắng lên liếp, bón phân để keo lai phát triển tốt. Nhờ trồng keo lai bán lúc được giá mà năm nay gia đình tôi thoát nghèo”.
Rừng keo lai thâm canh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ. Ảnh: Báo Cà Mau
Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết, diện tích rừng keo lai hiện có của tỉnh khoảng 7.400 ha, chủ yếu tập trung ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Trung bình mỗi năm khai thác từ 1.000-1.200 ha với sản lượng khoảng 2.000 tấn. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu vốn đầu tư sản xuất và trang trải cuộc sống nên nhiều hộ trồng keo lai khai thác cây non, chỉ từ 2,5-3 năm, dẫn đến năng suất thấp, đất dễ bạc màu.
Hiện keo lai chủ yếu được khai thác là loại gỗ nhỏ, đường kính từ 10-15 cm, để làm nguyên liệu như giấy, dăm gỗ nên giá thu mua không cao. Vì vậy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác và thu hoạch rừng keo lai nhằm rút ngắn chu kỳ thu hoạch, nâng cao giá trị kinh tế bền vững cho người dân trồng rừng./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025