Học tập đạo đức HCM

Nông dân Đăk Lăk phát triển kinh tế nhờ cây ca cao

Chủ nhật - 30/07/2017 03:35
Anh Đường Văn Đình (Ea Kar, Đăk Lăk) giúp bà con phát triển kinh tế, cung cấp 200 tấn hạt mỗi năm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hạt cao cao là nguyên liệu chính sản xuất các sản phẩm cao cấp như chocolate, bột ca cao, mang lại giá trị kinh tế cao. Nhận thấy điều này, anh Đường Văn Đình, ở thôn 9 xã Ea Sar, huyện Ea Kar, Đăk Lăk đầu tư trồng cây ca cao để phát triển kinh tế.

polyad

Cây ca cao là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao tại Ea Sar. Ảnh: NVCC

Bắt đầu trồng từ năm 2007, đến nay anh Đình có 1,5 ha ca cao, trồng xen hơn 100 cây điều. Do chưa biết gì về ca cao nên nắm bắt quá trình sinh trưởng và phát triển của loại cây này, anh Đình mất nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau.

Ca cao sau 5 năm trồng sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Năm thứ 6, sản lượng hạt khô thu được ở mỗi cây trung bình đạt khoảng 1kg, năm thứ 7 là 1,5-1,8kg và năm thứ 9 đạt 2,5kg. Ca cao xanh tốt, sản lượng tăng đều bởi anh Đình biết cách áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc.

Mô hình trồng và chăm sóc ca cao của anh Đình: 

 

Khi thấy loại cây trồng này có khả năng mang lại giá trị kinh tế, năm 2010, anh tập hợp bà con để thành lập hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ và thương mại Thành Đạt. Năm 2011, hợp tác xã đi vào hoạt động và năm 2015 bắt đầu chuyển sang hoạt động theo luật hợp tác xã mới. Đến nay, diện tích trồng ca cao của cả hợp tác xã lên tới 158ha với 95 thành viên, sản lượng ca cao đạt 200 tấn một năm.

Sau khi thu hoạch, tất cả ca cao được gom về hợp tác xã để bán cho các công ty với giá bán ra dao động khoảng 60.000 đồng một kg ca cao khô, trong khi giá của ca cao trồng theo quy trình thường trên thị trường chỉ 45.000-54.000 đồng một kg. Năm 2015, cây ca cao mang về cho hợp tác xã về 4,2 tỷ đồng, năm 2016 là 2,8 tỷ và 6 tháng đầu năm nay đạt trên 2 tỷ đồng.

polyad

Anh Đình bên cây ca cao. Ảnh: NVCC.

Không chỉ có ca cao, hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ và thương mại Thành Đạt còn là điểm thu gom các loại nông sản khác như chanh leo, cà phê, hồ tiêu…hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng anh Đình vẫn luôn cùng các thành viên trong hợp tác xã chèo lái con thuyền nông sản lớn mạnh.

                                                                                                                                                          Theo Giang Ngoc/ Việt Nam net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,205
  • Tổng lượt truy cập90,883,598
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây