Học tập đạo đức HCM

Khí canh – phương pháp trồng rau mới của người dân Đà Lạt

Thứ tư - 29/11/2017 05:25
Phương pháp trồng rau khí canh trở thành công nghệ canh tác rau mới ở Đà Lạt, Lâm Đồng, thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội.

Vườn rau canh tác bằng phương pháp khí canh

Ông Trần Huy Đường, chủ trang trại Langbiang Farm (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã trồng thành công nhiều loại rau bằng phương pháp khí canh.

Diện tích vườn rau khí canh hiện nay của ông Đường rộng khoảng 500m2, canh tác gần 10 loại rau như xà lách lô lô, cải kale, cải cay, cần tây, cải thìa, bó xôi… Với phương pháp khí canh, rau được trồng trên giàn cao nửa mét để cách ly với mặt đất.

Theo tính toán, xà lách trồng theo phương pháp khí canh chỉ 25 ngày là có thể thu hoạch. Trong khi đó, những vườn xà lách lâu nay, ít nhất phải mất đến 45 ngày mới thu hoạch.

Theo phương pháp khí canh, rễ của cây rau không cắm trực tiếp vào đất hay nước mà được đặt trong các túi chứa xơ dừa. Sau đó từng cây rau đặt trên giàn đã đục lỗ thẳng hàng, bộ rễ lơ lửng bên trong giàn khí canh được bịt kín bằng màng phủ. Trong giàn hoàn toàn không có nước hay đất mà chỉ chứa ống dẫn có hệ thống van phun nước mini.

Nhiều loại rau không thể trồng thủy canh, nay hoàn toàn phù hợp với khí canh. Hệ thống tự động trong vườn rau cung cấp nước, dinh dưỡng trực tiếp vào rễ cây rau. Không tốn đất, không mất công xử lý đất, tiết kiệm tối đa nước tưới mà vườn rau lại nhanh cho thu hoạch.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, trang trại của ông Trần Huy Đường là nơi đầu tiên trồng thành công rau khí canh trên diện tích lớn. Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng) cho biết, loại hình canh tác khí canh được đánh giá dễ kiểm soát dư lượng phân bón. Nếu có thể nhân rộng mô hình này thì rau Đà Lạt sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh ở phân khúc rau cao cấp cho thị trường cả nước.

Theo H.Thu/moitruong.net.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập277
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,185
  • Tổng lượt truy cập90,879,578
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây