Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp với gà sạch

Thứ hai - 15/10/2018 21:00
Với giống gà ri quý Lạc Thủy cùng những phương pháp nuôi khoa học và công phu, mô hình khởi nghiệp của chị Lê Thị Thanh Thu (phường Ba Ngòi, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã được nhiều người biết đến, dần gây dựng được thương hiệu Gà sạch Cam Ranh.

Trong khuôn viên rộng hơn 100m2, nơi đang nuôi hơn 1.000 chú gà con 4 ngày tuổi, đứng từ xa, chúng tôi đã nghe được tiếng những bản nhạc giao hưởng du dương phát ra. Cho gà nghe nhạc, nghe có vẻ lạ lùng, nhưng với cô gái trẻ sinh năm 1994 Lê Thị Thanh Thu, đây là chuyện bình thường, vì gần 2 năm qua, ngày nào chị cũng cho gà nghe những bản nhạc giao hưởng của Bethoven hay Mozart. Chị Thu cho biết, với gà chưa đến 1 tháng tuổi, chị cho nghe nhạc 24/24 giờ, khi đủ 1 tháng thì chỉ nghe nhạc vào ban ngày. Nhờ đó, từ nhỏ, gà đã được làm quen với tiếng động từ bên ngoài, không bị giật mình khi có người qua lại hay tiếng xe chạy ngoài đường, điều này giúp gà “giảm stress”, không cắn nhau làm giảm năng suất. 

Lứa gà thứ 5 được nuôi theo mô hình gà sạch của chị Thu.
Lứa gà thứ 5 được nuôi theo mô hình gà sạch của chị Thu.
  

Tốt nghiệp chuyên ngành môi trường từ Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Nha Trang, từ sớm, chị Thu đã ấp ủ giấc mơ nuôi gà sạch. Bỏ dở công việc nhà nước đang làm, chị mượn mảnh đất bỏ không của người quen làm trang trại gà. Với kiến thức có được từ thời đại học, cùng kinh nghiệm tích lũy, chị Thu khởi nghiệp với số vốn 100 triệu đồng vay mượn từ người thân, bạn bè. Giống gà chị lựa chọn không phải giống gà ri thông thường, mà là gà ri Lạc Thủy (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình), một giống gà được xếp vào hàng quý hiếm, đang được nhân giống. 

Quy trình nuôi gà cũng lắm công phu. Thức ăn cho gà hoàn toàn là thực phẩm tự nhiên như: bột bắp xay lên men vi sinh, cá hấp, rau... Tất cả đều được nấu chín, hạn chế giun sán cho gà, bên cạnh đó, với công thức tỷ lệ của đồ ăn do chị Thu rút ra qua nhiều lần nuôi, giúp thịt gà ngon, ngọt nhất, không bở như ăn các loại cám công nghiệp. Để phòng bệnh, gà phải qua khoảng 10 lần tiêm và uống vắc xin. Đặc biệt, ngoài nhà nuôi, gà còn có khoảng vườn hơn 300m2, được chị Thu trồng nhiều loại cỏ có tác dụng tốt như: cỏ xước (tăng kháng thể), cỏ hồng ngọc (chữa đau bụng), cỏ ngọt (bổ sung dinh dưỡng cho gà hơn 1 tháng tuổi)... Nhờ vậy, đàn gà luôn khỏe mạnh, tỷ lệ hao hụt chỉ từ 5 - 7%, không bị dịch; trong khi nếu nuôi theo cách thông thường tỷ lệ hao hụt do bệnh, gà cắn nhau khá cao, thậm chí mất nguyên đàn nếu bị dịch. “Một lứa gà 1.000 con sẽ tiêu tốn khoảng 4 triệu đồng tiền vắc xin phòng bệnh, bên cạnh đó, công chăm sóc, chi phí nhiều hơn cách nuôi thông thường. Nhưng bù lại, sản phẩm đầu ra của tôi hoàn toàn sạch, không có bất cứ chất hóa học, công nghiệp gì từ đầu vào đến khi xuất chuồng”, chị Thu chia sẻ. 

Nhờ dày công nghiên cứu, mọi quy trình nuôi gà sạch của chị Thu đến nay đã gần như hoàn thiện qua 5 lứa nuôi (chu kỳ nuôi 4,5 - 5 tháng/lứa). Tốn công, chi phí cao hơn, tuy nhiên, lợi ích kinh tế từ mô hình nuôi gà của chị mang lại cao hơn so với cách nuôi gà công nghiệp. Với lứa thứ 5 đang phát triển, khoảng 1.000 con khi xuất chuồng (trung bình 1,5kg/con) sẽ mang lại thu nhập cho chị Thu trung bình từ 15 đến 16 triệu đồng/tháng. Chị Thu cho biết, với giá bán 90.000 đồng/kg gà sống, 147.000 đồng/kg gà đã làm sạch, hiện nay, lượng khách hàng của chị cũng đã ổn định và đang tiếp tục tăng cao. 

Được biết, hiện nay, mô hình nuôi gà của chị đang trong quá trình làm thủ tục để xin đạt chuẩn VietGAP. Song song đó, thương hiệu gà sạch cũng sẽ được nhân rộng lên mô hình hợp tác xã, giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân trong lĩnh vực chăn nuôi này. 

Bà Vũ Thị Tuyết Nhung - cán bộ Trạm Chăn nuôi và thú y Cam Ranh: Ưu điểm lớn nhất của mô hình nuôi gà sạch này là dùng đệm lót sinh học, giúp hạn chế tối đa mùi hôi của chuồng trại, không tốn nhiều công vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đệm lót có thể dùng được thời gian dài, sau đó dùng làm phân bón cho cây trồng. Đồ ăn cho gà sạch, giúp đảm bảo chất lượng thịt, bên cạnh đó, tính ổn định của đàn gà cao hơn khi áp dụng phương pháp cho gà nghe nhạc. Đây là mô hình đầu tiên ở TP. Cam Ranh, hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp giám sát, hỗ trợ về chuyên môn và sẽ nhân rộng mô hình cho người dân khi có hiệu quả cụ thể. 
 

V. Thành Nguồn: Báo Khánh Hòa


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập494
  • Hôm nay72,773
  • Tháng hiện tại777,886
  • Tổng lượt truy cập90,841,279
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây