Ông Phạm Văn Út chia sẻ, bình quân mức đầu tư nhà lưới cho một 1.000m2 trồng táo từ 45-47 triệu đồng. Thời gian sử dụng lưới cho vườn táo từ 3-4 năm mới phải thay.
Ông Phạm Văn Út cho biết, từ khi "nhốt" vườn táo hồng trong nhà lưới, công chăm sóc nhẹ đi, đỡ hẳn sâu bệnh, thu nhập tăng lên rõ rệt.
Trước đây ông Út trồng táo hồng trên diện tích 800m2 vườn, bình quân mỗi năm thu hoạch được từ 1-1,2 tấn trái. Với giá bán bình quân 10.000 đồng/ký, trừ chi phí đầu tư và 50 % trái bị sâu, ông chỉ còn lãi khoãng từ 4-5 triệu đồng/vụ...
“Từ khi trồng trong nhà lưới, sản lượng táo không tăng nhưng 100% trái không bị sâu bệnh, giá bán từ 25-27.000 đồng/ký, trừ hết chi phí, tôi đã lãi trên 17 triệu ở vụ đầu tiên. Vụ còn lại dự kiến sẽ có nguồn lãi tương đương, tức tầm 17 triệu đồng nữa. Mỗi năm táo hồng được thu hoạch 2 lần, lần thứ nhất từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, lần thứ 2 từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch…”, ông Út Cơ cho hay.
Toàn bộ vườn táo hồng hơn 60 gốc được ông Út Cơ bao bọc bằng nhà lưới.
Ấp Trà Canh B, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành từ nhiều năm qua được xem là “vương quốc táo hồng” với hàng chục hộ dân chuyên canh loại cây ăn quả này trên diện tích hàng chục ha. Tuy nhiên sản lượng trái rất bấp bênh vì loại trái cây này thuộc dạng “khó tính” đòi hỏi thời tiết tương đối thuận lợi, thêm vào đó táo hồng hay bị sâu rầy tấn công. Táo ra trái rất sai, nhưng bình quân người trồng táo hồng chỉ thu hoạch được khoảng 50 % số trái, phần còn lại bị nhiễm bệnh, sâu đục thân và một số loại bệnh khác nên giá bán rất thấp.
Táo hồng trồng trong nhà lưới ít bị sâu bệnh, da bóng, mã đẹp, bán cao gấp 2-3 lần táo hồng trồng không bao nhà lưới.
Ông Phạm Văn Vũ, cán bộ khuyến nông xã Thuận Hòa đánh giá : “Làm nhà lưới cho các vườn táo hồng là mô hình hiệu quả, đang được ngành nông nghiệp huyện Châu Thành khuyến khích nông dân thực hiện với sự hỗ trợ 70% chi phí đầu tư. Nhiều người dân ở ấp Trà Canh B đang bắt đầu làm theo mô hình này…”.
Cùng với nhà lưới, để sản lượng, chất lượng táo hồng được đảm bảo ông Út Cơ đã thả nuôi hàng ngàn con ong mật vào nhà lưới để chúng tạo thụ phấn giúp cho táo đậu trái đều trong từng vụ. Ngoài ra, tận dụng khoảng đất phía dưới tán táo hồng, ông Út Cơ trồng xen củ ngãi bún. Loại cây trồng này giúp tăng thêm thu nhập. Củ ngãi bún thu hoạch bán cho thương lái với giá 14.000 đồng/ký. Bình quân mỗi năm ông Út bán được gần chục triệu đồng tiền củ ngãi bún.
Dưới tán táo hồng, ông Út Cơ trồng xen cây củ ngãi bún tạo thêm nguồn thu nhập.
Ông Út kể thêm : “Do trồng trong nhà lưới nên táo hồng rất đảm bảo an toàn. Tôi chỉ sử dụng phân hữu cơ ( phân gà, heo, bò, dơi) nên trái táo có màu sắc đẹp, trái to, da bóng, vị ngon nên thương lái rất ưa chuộng…”.
Theo Tô Phục Hưng/Báo Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã