Học tập đạo đức HCM

Làm giàu nhờ sản xuất theo hướng hiện đại

Thứ năm - 25/10/2018 03:05
Xã hội phát triển, nông dân cũng dần thay đổi sản xuất theo hướng hiện đại. Tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, nhiều nông dân chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, góp phần tăng năng suất, phát triển kinh tế gia đình. Đây cũng là kết quả bước đầu của huyện trong thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

sản xuất theo hướng hiện đại. Tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, nhiều nông dân chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, góp phần tăng năng suất, phát triển kinh tế gia đình. Đây cũng là kết quả bước đầu của huyện trong thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Máy móc thay sức người

Thay vì sản xuất theo kiểu truyền thống - chủ yếu sử dụng sức người, thì nay, nhiều nông dân từng bước ứng dụng cơ giới hóa, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, mô hình trình diễn máy cấy tại xã Mỹ Lạc mang lại hiệu quả, góp phần từng bước thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Vụ Đông Xuân 2017-2018, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các ngành trong huyện, UBND xã Mỹ Lạc và 2 tổ hợp tác kinh tế thực hiện mô hình Trình diễn máy cấy trong sản xuất lúa nếp trên địa bàn ấp Bà Nghiệm và Bà Mía với diện tích 100ha. Tham gia mô hình, nông dân ứng dụng cơ giới hóa hoàn toàn trong sản xuất từ làm mạ, cấy lúa nếp, phun thuốc, thu hoạch,... Trong đó, điểm nhấn là ứng dụng máy gieo mạ và máy cấy. Với máy gieo mạ, nông dân có thể điều chỉnh lượng đất, mụn xơ dừa, lúa giống phù hợp. Mạ từ 15-20 ngày có thể tiến hành cấy trên ruộng bằng máy.

Anh Ngô Hồng Hải (42 tuổi), ngụ ấp Bà Nghiệm, xã Mỹ Lạc - người chủ động đầu tư máy cấy, chia sẻ: “Sản xuất theo kiểu truyền thống vừa tốn sức người, vừa mang lại hiệu quả không cao. Do vậy, tôi quyết tâm ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, đặc biệt là ứng dụng máy cấy. Nhờ vậy, lúa nếp của tôi đạt năng suất cao, góp phần phát triển kinh tế gia đình”.

Áp dụng mô hình máy cấy, chi phí làm đất, gieo sạ tuy cao hơn ngoài mô hình nhưng lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn so với ngoài mô hình. Ngoài ra, năng suất và giá bán cao hơn so với thị trường. Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủ Thừa, áp dụng mô hình, nông dân có lợi nhuận cao hơn khoảng 4,3 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Ông Ngô Văn Hoàng (52 tuổi), ngụ ấp Bà Nghiệm, xã Mỹ Lạc, chia sẻ: “Áp dụng mô hình, ruộng ít cỏ, lúa nếp ít sâu, bệnh, năng suất cao hơn so với trước đây. Ngoài ra, lúa nếp chất lượng nên an tâm về đầu ra, giá cao hơn so với thị trường từ 500-700 đồng/kg. Qua 2 vụ áp dụng, gia đình tôi đã cải thiện cuộc sống. Vụ tới, tôi tiếp tục thực hiện mô hình này”.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện - Nguyễn Văn Chót cho biết: “Ứng dụng máy cấy trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho nông dân: Có thời gian chuẩn bị đất trong quá trình làm mạ; quản lý được chất lượng mạ; kiểm soát được cỏ dại, ốc bươu vàng; lúa ít bị sâu, bệnh, không đổ ngã, tiết kiệm phân bón và thuận tiện khi thu hoạch. Đặc biệt, chất lượng hạt đồng đều, phục vụ tốt nhu cầu làm giống kỹ thuật, giống xác nhận trên địa bàn”.

Chọn cây trồng mang hiệu quả kinh tế

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân từng bước lựa chọn những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế: Thanh long, mãng cầu, mít, dưa lưới,... ứng với sản xuất theo hướng an toàn sinh học, ƯDCNC, đạt tiêu chuẩn. Trong đó, mô hình Trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Huỳnh Thanh Thanh Tâm (34 tuổi), ngụ ấp 4, xã Mỹ Phú, mang lại hiệu quả.

Thực hiện mô hình, anh Tâm chuyển giao công nghệ từ Trung tâm Sinh học tỉnh Tiền Giang. Các chuyên gia của trung tâm hướng dẫn anh từ những khâu nhỏ nhất trong quy trình sản xuất. Theo đó, anh đầu tư nhà màng với diện tích 1.300m2, hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động, hệ thống cáp,... Trong quá trình sản xuất, anh chú trọng từng khâu từ chọn giống, lên lịch bón phân, theo dõi hàng ngày, thụ phấn, quấn dây leo đến chọn trái,...

Anh Tâm chia sẻ: “Trồng dưa lưới, khâu nào cũng quan trọng, bởi bất cẩn 1 khâu là ảnh hưởng đến chất lượng dưa sau này. Trong đó, ngoài chú ý phòng trừ sâu, bệnh: Bọ trĩ, rệp sáp, tôi còn quan tâm khâu chọn trái. Trên 1 cây sẽ có rất nhiều trái nhưng cần chọn 1 trái tốt nhất để giữ lại. Trái được chọn thường ở nhánh thứ 8 trở lên với tiêu chuẩn trái to, tròn; da thẳng, đẹp; cuống to. Những trái không được chọn sẽ bị hái bỏ. Ngoài ra, các lá, nhánh cũng được bỏ bớt để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái”.

Anh Tâm còn được Trung tâm Sinh học tỉnh Tiền Giang hỗ trợ đầu ra thông qua hình thức giới thiệu thương lái. Trong 2 vụ đầu, anh thu hoạch được trên 4,5 tấn/1.300m2, bán với giá 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận khoảng 70 triệu đồng/vụ. Hiện anh thực hiện vụ thứ 3 với 3.300 gốc dưa lưới. Theo anh Tâm, dưa lưới trồng trong nhà màng được 4 vụ/năm. Mỗi vụ khoảng 3 tháng. Giữa các vụ, người trồng chỉ cần cách ly, phơi nắng nhà màng từ 1-2 tuần để diệt mầm bệnh là được.

Có thể thấy, trồng dưa lưới trong nhà màng gắn với ƯDCNC, nông dân không phụ thuộc vào thời tiết, dưa ít sâu, bệnh và chất lượng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây cũng là một trong những mô hình hiệu quả giúp nông dân cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ngoài những mô hình trên, hiện Thủ Thừa cũng từng bước thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Tân Thành, trong đó thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tân Thành với mô hình tưới thông minh và sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học cho cây mãng cầu./.

Nguồn: http://baolongan.vn/

 Tags: phát triển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay77,378
  • Tháng hiện tại782,491
  • Tổng lượt truy cập90,845,884
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây