Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nuôi vịt siêu trứng

Thứ sáu - 13/03/2015 05:36
Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, nhiều hội viên người cao tuổi huyện Yên Sơn đã nêu gương sáng trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc và giúp đỡ những người khó khăn. Bà Đặng Thị Dân, hội viên người cao tuổi thôn Đồng Cầu, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn là một điển hình.

Bà Đặng Thị Dân chăm sóc đàn vịt siêu trứng.

Đến thăm căn nhà giản dị, ngăn nắp, với mô hình chăn nuôi vịt siêu trứng kết hợp với thả cá, và đồi chè của vợ chồng bà Dân, ai cũng thấy thật ấm cúng. Năm 2005, sau khi nghỉ hưu, vợ chồng bà đã tích cực tham gia phát triển kinh tế VAC. Chi tiêu có kế hoạch, không tạo thói quen ỷ lại cho các con, nên tuổi già ông bà có cuộc sống khá an nhàn, con cái đều tham gia công tác và có việc làm ổn định.

Dù đã ở tuổi được nghỉ ngơi, nhưng bà Dân vẫn miệt mài lao động làm gương cho con cháu. Năm 2005, sau một lần về quê tại tỉnh Hà Tây cũ, bà thấy mô hình nuôi vịt siêu trứng của người cháu không mất nhiều công chăm sóc mà lại có thu nhập. Khi trở về quê nhà, kinh tế gia đình còn khó khăn, nhận thấy thuận lợi nhà có sẵn ao cá với hơn 7 sào và đất vườn đồi, 2 ông bà đã bàn với nhau và mua 50 con vịt bầu về nuôi. Ban đầu, đàn vịt bầu cũng đẻ đều và nhiều trứng, sau giảm dần và trứng không đều. Sau một thời gian, bà nhận thấy nuôi vịt bầu không hiệu quả, ông bà quyết định chuyển sang nuôi vịt siêu trứng. Ông bà nghiên cứu và tìm mua giống tại trại chăn nuôi xã Kim Phú (Yên Sơn) với 200 con. Rút kinh nghiệm từ đợt thất bại trước, bà Dân chú trọng chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên vịt lớn nhanh và đẻ trứng đều; trồng cây xanh để tận dụng bóng mát, kết hợp xây dựng mở rộng chuồng trại theo hướng đơn giản tiết kiệm trên diện tích vườn nhà. Bà dựng chuồng, lợp mái và dùng phên nứa vây xung quanh để cho vịt trú mưa, trú nắng và làm nơi cho vịt đẻ trứng. Bà Dân cho biết: “Nuôi vịt siêu trứng đòi hỏi nhiều kỹ thuật, người nuôi cần phải chú ý từ khâu chọn giống đến khâu chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, nhưng quan trọng nhất là khâu chọn giống. Bởi nếu chọn được con giống tốt thì sẽ cho sản lượng trứng cao. Từ khi bắt giống về nuôi đến khoảng 4 tháng là vịt bắt đầu cho trứng và đẻ liên tục trong khoảng từ 2 - 3 năm. Đặc biệt lưu ý trong quá trình vịt đẻ, phải cung cấp đủ chất đạm cho vịt và không được tiêm bất cứ một loại thuốc nào vì làm như vậy vịt sẽ ngưng đẻ. Cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và chú ý đến chế độ thức ăn của vịt (chủ yếu thức ăn tổng hợp) sẽ giúp cho vịt đẻ đều, trứng to. Bên cạnh đó, để đàn vịt siêu trứng cho hiệu quả kinh tế cao, sau 2 năm phải tiến hành thay đàn vịt mới”.

Hiện trang trại chăn nuôi của bà Đặng Thị Dân có trên 300 con vịt đẻ. Mỗi ngày bà thu hơn 300 về quả trứng, với giá bán hiện tại từ 3.100 – 3.400 đồng/quả. Số lượng trứng đẻ ra được bà Dân thu gom và bỏ mối cho các chủ lò ấp vịt con, các đại lý trong vùng. Tích lũy tiền lãi từ nuôi vịt và tận dụng phân vịt làm thức ăn cho cá, bà Dân tiếp tục thả thêm nhiều giống cá. Hiện nay, tổng lợi nhuận từ nuôi vịt siêu trứng kết với ao cá của bà thu hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

Bên cạnh phát triển kinh tế, bà Dân còn thường xuyên tham gia sinh hoạt Chi hội Người cao tuổi thôn Đồng Cầu theo tinh thần "sống vui, sống khỏe, sống có ích". Với suy nghĩ, người cao tuổi làm kinh tế không phải chỉ làm giàu cho mình mà còn tạo điều kiện giúp đỡ người khác, nên bà đã thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật chăn nuôi. Trong gia đình, bà là người bà, người mẹ gương mẫu, luôn nhắc nhở con cháu làm giàu bằng sức lao động, sống có nghĩa có tình, xây dựng gia đình văn hóa... Bà rất nhiệt tình với các hoạt động của Hội và là tấm gương sản xuất giỏi. Siêng năng, làm kinh tế giỏi và sống nghĩa tình, bà Đặng Thị Dân là tấm gương "tuổi cao gương sáng" được người dân xung quanh mến phục.

Theo tuyenquang.gov.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập374
  • Hôm nay46,930
  • Tháng hiện tại843,628
  • Tổng lượt truy cập90,907,021
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây