Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ sáng kiến nuôi ong trong thùng xốp

Chủ nhật - 06/05/2018 20:34
Nhận thấy loài ong ruồi rất thích nghi với vùng đất mình đang ở, anh Võ Xuân Khánh, ở ấp Rau Dừa C, xã Hoà Mỹ (Cái Nước - Cà Mau) đã mày mò và học được cách nuôi ong trong thùng xốp để lấy mật.
vo-xuan-khanh-2.jpg

Đặc tính của giống ong ruồi chuyên ở thùng là thùng phải kín và tối. Khu vực kiếm mồi của ong thường trong bán kính 4 - 5km. Nhận thấy loài ong ruồi rất thích nghi với vùng đất mình đang ở, anh Võ Xuân Khánh, ở ấp Rau Dừa C, xã Hoà Mỹ (Cái Nước  - Cà Mau) đã mày mò và học được cách nuôi ong trong thùng xốp để lấy mật.

“Lúc đầu tôi cũng băn khoăn khi chọn mô hình nuôi ong này. Nhưng thấy ở đây bông lứt nhiều,  ong ruồi thiên nhiên rất thích loại hoa này. Tình cờ lần về quê Hậu Giang, tôi thấy có một số hộ nuôi ong ruồi lấy mật. Từ đó tôi nảy ra ý định nuôi thử. Thấy mọi người nuôi bằng thùng gỗ, nhưng từ suy nghĩ, Cái Nước nơi tôi sống người ta thường mua tôm giống đựng bằng thùng xốp, nên tôi tận dụng nuôi thử xem sao. Trước khi nuôi, tôi tự tìm hiểu về đặc tính loài ong này trên mạng và thấy rất phù hợp với xứ này”, anh Khánh  kể.

Anh Khánh chia sẻ: “Nuôi ong chỉ để lấy mật dùng thì khá dễ, nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu rất khó, phải am hiểu thời tiết, đặc tính và thấu hiểu bản chất của con ong. Tôi tận dụng đất vườn trống, sắp xếp những thùng xốp xung quanh, đúng hướng cho ong đi lấy thức ăn. Lúc đầu tôi chỉ mua 1 thùng để nuôi thử và nhân rộng bằng cách chiết những kèo ong ra, trong đó phải có ít nhất 1 con ong chúa”.

Anh Khánh kể thêm, nuôi ong lấy mật chi phí thấp và đỡ mất thời gian chăm sóc, nên có thể tranh thủ làm nhiều việc khác. Không cần diện tích nuôi quá lớn mà vẫn mở rộng sản xuất. Trên thị trường, mật ong ruồi đang được bán với giá 600.000-800.000 đồng/lít. Bước đầu nuôi ong đem lại thu nhập khá nên anh Khánh dự định mở rộng mô hình. Anh tìm cách nhân giống ong để nâng cao năng suất và chất lượng mật. Không chỉ mong muốn làm giàu cho mình, anh Khánh đang có ý định nhân rộng mô hình nuôi ong ruồi lấy mật cho bà con trong ấp để cùng phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. 

“Nghề nuôi ong mật không nặng chi phí, không đòi hỏi cao về dụng cụ, thiết bị, quá trình chăm sóc không vất vả. Tuy nhiên, để mô hình nuôi ong mật đạt hiệu quả, người nuôi cần có kế hoạch cụ thể về quá trình nuôi và chăm sóc ong để tiết kiệm thời gian, công sức và đạt được sản lượng mật như mong muốn”, anh Khánh chia sẻ.

 Hoàng Vũ/kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm480
  • Hôm nay62,113
  • Tháng hiện tại767,226
  • Tổng lượt truy cập90,830,619
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây