Chị Võ Thị Ngọc Hà đam mê với nghề mộc. Ảnh: P.L |
Trước đây, anh Dương từng làm thêm ở một số xưởng mộc nên có kiến thức cơ bản về gỗ và cách chế tác các sản phẩm từ gỗ. Khi quyết định mở xưởng, vợ chồng chị Hà gặp rất nhiều khó khăn về vốn, địa điểm sản xuất… Gia đình nội ngoại đều khó khăn nên không hỗ trợ được nhiều, với số vốn ít ỏi tích cóp được và vay mượn thêm 20 triệu đồng từ ngân hàng, bước đầu anh chị chỉ xây dựng được một xưởng nhỏ. Chị Hà cũng chịu khó học hỏi kỹ thuật gia công từ chồng. Vì đam mê và cũng có năng khiếu nên chị nắm bắt các kỹ thuật khá nhanh. Tuy nhiên, do xưởng sản xuất của vợ chồng chị nhỏ nên gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhiều lúc phải nhận gia công lại sản phẩm cho các cơ sở mộc khác, chủ yếu lấy công làm lãi. Chị Hà còn phải tự đi tìm kiếm thị trường để giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm cho phù hợp.
Nhờ chịu khó nắm bắt thị trường và tỉ mỉ trong khâu sản xuất, chất lượng sản phẩm của vợ chồng chị Hà làm ra luôn đảm bảo và có mẫu mã đẹp. Từ đó, xưởng mộc của vợ chồng chị nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách. Khi tích lũy được một số vốn, chị Hà lại trang bị thêm một số máy móc hiện đại hơn cho xưởng mộc. Cứ như thế, đơn hàng ngày càng tăng, chị phải thuê thêm người để phụ giúp. Chị Hà bộc bạch: “Vợ chồng tôi đến với nghề mộc như một cái duyên, bản thân tôi là phụ nữ nhưng không hiểu sao cũng rất đam mê và có năng khiếu với nghề này. Nghề mộc đòi hỏi sự kỳ công, muốn làm ra những sản phẩm tốt thì người thợ phải đề cao chữ tín, tính kiên nhẫn và sự khéo léo, sáng tạo. Có đam mê và chịu khó học hỏi, đầu tư thì mới sống được với nghề”.
Anh Phạm Quốc Hưng-Bí thư Đoàn phường Yên Thế: “Với sự chịu khó và quyết tâm theo nghề, gia đình chị Hà đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho bản thân. Bên cạnh đó, xưởng mộc của chị còn góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên ở địa phương, tạo cơ sở và niềm tin để đoàn viên gắn bó với tổ chức Đoàn cơ sở. Đây là một điển hình thanh niên “lập thân, lập nghiệp” làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”. |
Hiện tại, xưởng mộc của vợ chồng chị Hà chuyên nhận làm bàn ghế, tủ, cửa nhà, giường ngủ và các nội thất theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm của xưởng mộc làm ra đều tiêu thụ hết, không chỉ phục vụ bà con trên địa bàn TP. Pleiku mà còn cả khách hàng ở các vùng lân cận. Doanh thu hàng năm của xưởng mộc đạt trên 400 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, xưởng mộc của chị Hà còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Yêu nghề và có ý chí phấn đấu, sau hơn chục năm miệt mài với nghề, đến nay, xưởng mộc của vợ chồng chị Hà đã xây dựng được thương hiệu riêng. “Nghề mộc đã giúp vợ chồng tôi thoát nghèo, mua được nhà để ở, mua được ô tô để phục vụ kinh doanh. Nghề nào cũng vậy, có vất vả mới có thành công-đó chính là động lực để tôi cố gắng hơn nữa trong công việc. Hiện tại, quy mô sản xuất kinh doanh của gia đình còn khá hạn chế nên thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thị trường để sản xuất thêm nhiều mẫu mã mới, mở rộng cửa hàng bày bán sản phẩm”-chị Hà chia sẻ thêm.
Theo Phan Lài/Gia Lai.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã