Rễ đu đủ là loại yếu mềm, giòn, là một trong những cây sợ úng nhất trong các loại cây ăn trái ở nước ta nên khi trồng cần chú ý các biện pháp chống úng. Trước hết là việc đào mương rộng để có đủ đất đắp luống cao cách mực nước ngầm khoảng 60 - 70cm; mặt luống có hình mui luyện, tạo thoát nước, không để nước đọng khi có mưa lớn và kéo dài. Không đi lại nhiều trong vườn đu đủ đang bị ngập nước, vì như vậy sẽ làm cho cây nhanh chết.
Đu đủ có quả quanh năm nên cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc cho cây 3 lần trong năm đầu. Lần 1, sau trồng 4 - 6 tuần; lần 2, khi cây ra hoa kết quả; lần 3, khi quả lớn. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Năm thứ 1, phân chuồng 10 – 15kg + 0,3 - 0,5kg urê + 0,5 – 1kg lân super + 0,2 - 0,3kg kali sulfat. Năm thứ 2, phân chuồng 15 – 20kg + 0,3 - 0,4kg urê + 1 - 1,5kg lân super + 0,3 - 0,4kg kali sulfat.
Các thời kỳ bón cho cây thường sau trồng 1,5 - 2 tháng hoặc vào đầu mùa mưa (năm thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm. Khi cây ra hoa, 30% đạm, 30% lân và 50% kali. Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7 - 8 tháng) bón 20% đạm, 40% lân, 20% kali. Khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây.
Cây đu đủ thường có thân cao từ 3 – 10m, không có cành nhánh. Để hạn chế chiều cao cho dễ hái trái, ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng biện pháp kỹ thuật làm cây đu đủ lùn như sử dụng giống lai, thực hiện việc uốn cong cây và ghép cây.
Những kinh nghiệm này đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam thử nghiệm thành công ở nước ta. Với phương pháp này thì các cây con được trồng trên luống cao 30 – 40cm, rộng từ 1 - 1,2m. Khi cây con cao khoảng 30cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tạo thành một góc khoảng 300 độ so với mặt luống.
Chú ý: Uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ, dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận cũng tăng.
Theo Nông thôn ngày nay
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã