Học tập đạo đức HCM

Quảng Bình: Nuôi cá vược trên sông Gianh

Thứ hai - 22/07/2013 21:08
Ngoài việc vươn khơi đánh bắt hải sản dài ngày trên biển, hiện nay người dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) mở thêm một nghề mới đó là nghề nuôi cá vược trên đoạn sông Gianh chảy qua địa phương. Nghề nuôi cá vược tuy mới mẻ nhưng kỳ vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống...

Nghề mới ở làng chài

Cồn Sẻ nằm trên cồn nổi bốn bề bao quanh bởi dòng sông Gianh. Từ xưa người dân nơi đây chủ yếu làm nghề đi biển, hầu hết trai tráng trong thôn lớn lên đều theo những đoàn thuyền dong buồm đánh cá. Nhưng hiện nay bên cạnh việc vươn khơi  đánh bắt hải sản, người dân Cồn Sẻ vừa mở ra một nghề mới, đó là nghề nuôi cá vược.

Chèo con đò nhỏ dẫn chúng tôi đi xem những lồng cá vược nuôi trên sông Gianh, ông Nguyễn Cương, Trưởng thôn Cồn Sẻ, phấn khởi cho biết: “Lần đầu tiên người dân Cồn Sẻ mạnh dạn triển khai mô hình nuôi cá vược bằng lồng bè ngay giữa sông đoạn chảy qua địa phận thôn.

Hiện tại, toàn thôn có 39 hộ dân nuôi cá vược với khoảng hơn 200 lồng cá, bình quân mỗi hộ nuôi từ 4 đến 8 lồng. Mỗi lồng nuôi như vậy, hộ đã nuôi thả nuôi khoảng 400 con giống. Hiện cá vược đang phát triển tốt”.

Mô hình nuôi cá vược của anh Nguyễn Loan.

Mô hình nuôi cá vược của anh Nguyễn Loan. 

Anh Nguyễn Loan (45 tuổi) là người đầu tiên đưa cá vược về nuôi  trên vùng sông nước quê mình, tâm sự: “Sau gần 30 năm gắn bó với biển, nay sức khỏe không bảo đảm cho những chuyến ra khơi dài ngày nên tui thấy phải làm một việc gì đó để có thu nhập ổn định cuộc sống của gia đình. Trước đây, mỗi lần tàu  ở vùng sông biển Nha Trang hay ở Bà Rịa- Vũng Tàu, tôi thấy người dân ở đó nuôi cá vược rất hiệu quả. Tôi nghĩ sao không thử nuôi cá vược ngay tại quê mình...”

Nghĩ là làm, anh Loan lân la học hỏi kinh nghiệm nuôi cá vược của các hộ dân ở đó.  Sau khi học được kỹ thuật nuôi cá vược, anh trở về địa phương đầu tư đóng lồng bè để nuôi cá vược. Đồng thời anh cũng đứng ra chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn cho 38 hộ dân trong thôn cùng nuôi.  Nhìn những lồng cá vược của anh Loan được thiết kế chắc chắn với những thanh gỗ dài gắn kết với những thùng phi nhựa, được chia thành các ô nuôi rất hợp lý và thuận lợi cho việc chăm sóc cá, chúng tôi cảm nhận được một sự khởi đầu thành công trong việc tạo thêm ngành nghề mới cho người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo. 

Anh Loan cho biết, mỗi ô nuôi cá vược có diện tích hơn 20 m2, với mật độ thả khoảng hơn 400 con cá giống,  tỷ lệ sống của con giống đạt 80 - 90%. Sau 6 tháng nuôi trọng lượng cá của anh đạt khoảng 1kg/con. Với 8 ô nuôi, giá thương phẩm hiện nay mỗi kg cá vược khoảng 120 ngàn đồng/kg, khi thu hoạch anh sẽ thu lãi từ 70 - 80 triệu đồng.

Cùng với những lồng cá của anh Loan, gần 200 lồng cá khác của người dân trong thôn đang phát triển tốt, hy vọng mang lại một nguồn thu nhập khá. Ông Nguyễn Thành, một trong những hộ nuôi cho biết: “Sau khi được anh Loan hướng dẫn tận tình cách nuôi và những hiệu quả của mô hình nuôi cá vược, vợ chồng tui đã quyết định vay vốn ngân hàng và số tiền dành dụm được để nuôi 6 lồng cá với gần 2.500 con cá.  Do tay tôi bị dị tật, sức khỏe khiêm tốn nên làm các ngành nghề khác rất khó khăn, vì vậy khi nuôi mô hình cá vược trên sông, tui hy vọng đây là một hướng thoát nghèo của gia đình”.

Vẫn còn khó khăn cần tháo gỡ...

Với nghề nuôi cá vược mới mẻ này, người dân làng Cồn Sẻ đang kỳ vọng có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, anh  Loan cũng như 38 hộ dân nuôi cá vược ở Cồn Sẻ, hiện đang gặp khó khăn về vốn và kỹ thuật rất cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các ngành chức năng.

Đặc biệt, điều mà anh Loan cùng 38 hộ nuôi cá vược ở thôn Cồn Sẻ lo lắng nhất là tìm kiếm đầu ra cho gần 200 lồng cá chuẩn bị vào mùa thu hoạch trước mùa lũ lụt năm nay. Trước mắt, anh Loan đã đi liên hệ các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh và các chợ lân cận để bán tỉa, bắt những con có kích cỡ lớn hơn để bán trước. Nhưng đến mùa thu hoạch rộ, lượng cá lớn nếu không giải quyết được đầu ra sẽ rất khó khăn trong việc thu hồi vốn, tái sản xuất.

Xuân Phú 
Theo Báo Quảng Bình
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập522
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm519
  • Hôm nay68,816
  • Tháng hiện tại773,929
  • Tổng lượt truy cập90,837,322
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây