Học tập đạo đức HCM

Làm việc ngược đời: Tỷ phú vườn lan rừng tìm ra loài lan mới cho thế giới

Thứ năm - 03/08/2017 18:26
Các khu rừng Tây Nguyên nổi tiếng rất giàu về lan. Tuy nhiên, hiện nay loài hoa này ngày càng suy kiệt. Trăn trở trước tình trạng suy giảm lan rừng, anh Võ Văn Công (40 tuổi, ngụ đường Lê Thánh Tôn, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã làm một việc “ngược đời” là săn lùng những quả lan quý rồi mang vào các khu rừng để gieo.

Được biết, vườn phong lan rừng của anh có hơn 800 loài, cũng có thể xem là một trong những vườn lan đa dạng nhất Việt Nam hiện nay, trong đó có loài lan mang chính tên anh.Được biết, vườn phong lan rừng của anh có hơn 800 loài, cũng có thể xem là một trong những vườn lan đa dạng nhất Việt Nam hiện nay, trong đó có loài lan mang chính tên anh.

Phát hiện loài lan mới cho thế giới

Hơn chục năm qua ở phố núi Pleiku, những người sành về hoa lan đều biết tiếng anh Công khi sở hữu nhiều loại lan quý hiếm. Trong khu vườn lan rộng tầm 600m2 của anh Công, hàng nghìn cây hoa lan đang treo trên giàn, mọc dưới đất hay trồng trong chậu với hơn 800 loài phong lan, địa lan, trong đó có các loại lan quý như trầm rừng, hoàng thảo…

Việc sưu tầm hoa lan của anh Công cũng rất tình cờ. Cách đây gần 20 năm, trong những lần theo người chú vào rừng khai thác gỗ, anh Công thấy rất nhiều cành lan khoe sắc rực rỡ bám đầy trên những thân cây bị đốn hạ. Nhìn hoa nở đẹp, thấy tiếc nên anh mang về treo sau nhà để ngắm.

Và, không biết từ lúc nào, sự yêu thích về loài hoa nằm trong số những loài hoa đẹp nhất thế giới này ngấm sâu vào máu anh Công. Anh bắt đầu cất công sưu tầm, không ngừng bổ sung những loài lan mới cho vườn lan của mình. Rồi, bộ sưu tập về các loài hoa lan của anh cứ thế ngày một đồ sộ hơn.

Anh Công bảo, những chuyến đi rừng tìm lan của anh khi thì 5 ngày, có khi đến nửa tháng ăn ngủ trong rừng. Nhiều giống lan anh phải trèo núi, vượt rừng sâu mới kiếm được. Chuyện anh leo cây cao hàng chục mét lấy lan, nhiều lần bị ngã cây, bị trượt chân ngã cũng không phải là hiếm. Nhưng hễ nghe thông tin có vùng rừng nào còn lan quý là anh lại tìm đến.

Cũng nhờ đam mê này, anh Công đã đưa nhiều loài hoa lan ở Việt Nam vào danh sách các loài hoa lan trên thế giới. Đầu năm 2016, cây lan do anh Công phát hiện ở rừng Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) được công nhận là một loài lan mới. Loài lan này đã trình làng với giới chơi lan trong nước và quốc tế. Điều đặc biệt, loài lan này được mang tên người có công phát hiện. Cũng từ đó, anh Công góp tên mình vào danh mục các loài hoa lan trên thế giới.

 lam viec nguoc doi: ty phu vuon lan rung tim ra loai lan moi cho the gioi hinh anh 1

Một góc vườn lan của anh Công.

Nói về cơ duyên tìm ra loài lan quý hoàng thảo Công Võ, có tên khoa học là Dedrobium Congiianum, anh Công kể: “Vào một buổi chiều tháng 3.2016, tôi đang mỏi mắt nhìn lên những cây rừng cao vút trong vùng rừng sâu thuộc huyện Tu Mơ Rông, bỗng thấy một cụm lan vài chục bông trắng phớt trên một cây cao. Nhìn kỹ lại thấy nó khác với những loại lan mình tìm lâu nay làm tim tôi đập nhanh hơn. Định thần lại, tôi tìm cách leo lên lấy được cụm lan đang bung hoa”.

“Nhìn những cành hoa mỏng trắng tinh khôi, tôi có cảm nhận đây là loài mới. Tôi cẩn thận chụp hình lại rồi đưa lan về. Tôi chụp tiêu bản, gửi email cho giáo sư người Nga Leonid A Veryanow - một chuyên gia về phong lan có uy tín trên thế giới. Và tin vui đến cũng rất nhanh là vào ngày 28.4.2016, Hiệp hội Hoa lan quốc tế công nhận đây là loài lan mới và lấy tên tôi đặt cho loài lan này”, anh Công vui vẻ cho biết.

Mặc dù cuồng mộ với hoa lan nhưng anh Công không bất chấp hay đánh đổi mọi thứ để sở hữu những cây lan quý hiếm. Anh tâm niệm nếu có duyên thì cây đợi người. Anh kể, có loài lan mới anh muốn đưa về vườn, nhưng nhiều lý do “tế nhị” anh không sở hữu được. Mặc dù tiếc hùi hụi nhưng anh cũng từ bỏ ý định vì không muốn mất nhiều thời gian, tiền bạc để đeo đuổi.

Thế nhưng, điều bất ngờ lại đến với anh, chưa đầy một tuần sau, không biết trùng hợp thế nào một người bạn đã chuyển tặng đúng loài hoa lan anh đang cần. “Rất nhiều loài lan rất khó trồng, chỉ sống ở nơi lạnh lẽo và rất nhạy cảm với những sự thay đổi về khí hậu, thời tiết, đất trồng… Do vậy, nếu mang chúng ra khỏi nơi đang sinh sống, cây sẽ chết dần, chết mòn”, anh Công nhận định.

Sửa lại giò lan hoàng thảo đang bung hoa, anh Công kéo lại tấm lưới che bớt ánh nắng rọi vào, rồi bảo: “Chơi lan khó mà không khó. Quan trọng nhất phải có đam mê. Song chỉ thích thôi chưa đủ. Tôi phải lên mạng, qua sách báo và trải nghiệm nữa mới có thể trồng và nhân giống thành công nhiều giống lan thế này. Lan rừng cũng đỏng đảnh lắm. Chăm quá cũng chết mà bỏ bê một tuần là khác liền, có khi chăm cả năm mới lại cây”.

“Trả lại mầm sống cho tự nhiên”

Theo anh Công, trong quá trình chăm lan, anh hay thụ phấn các loại lan rồi lấy quả lan tự trồng trong vườn. Kết quả, sau một thời gian, hạt lan nảy mầm rồi phát triển bình thường, góp phần làm phong phú vườn lan. Năm 2014, anh anh thấy phong trào chơi lan bùng phát mạnh mẽ. Nhiều người đổ xô vào rừng thu gom lan về bán, cộng với việc rừng càng suy giảm nên lan rừng ngày càng cạn kiệt.

“Tôi sợ với cái đà khai thác lan ồ ạt sẽ khiến lan tuyệt chủng. Tôi muốn làm gì đó để bảo tồn lan. Tôi nghĩ hạt lan trồng trong vườn với điều kiện thiếu thốn còn phát triển được, thì đưa về rừng trồng sẽ lên tốt hơn. Nghĩ thế nên tôi quyết định gom quả lan để mang vào rừng gieo”, anh Công chia sẻ.

Tháng 3.2014, anh Công lên kế hoạch thực hiện chuyến “Trả lại mầm sống cho tự nhiên” đầu tiên. Trước khi đi, anh ra vườn cắt khoảng 50 quả lan với dòng lan chính là kiếm và hoàng thảo. Sau đó, nhóm của anh gần 10 người chạy xe máy lên khu rừng thuộc xã Ngọc Yêu (huyện Tu Mơ Rông) và tuyển chọn những vạt rừng có điều kiện phù hợp với đặc tính sinh trưởng của từng loại lan rồi tiến hành gieo.

Lần thứ 2 diễn ra vào tầm cuối tháng 4.2016, với địa điểm được chọn là Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang, Gia Lai). Lần này, anh chọn 60 quả lan thuộc các loại giáng hương, kiếm, hoàng thảo… Lần thứ 3 diễn ra sau đó một tháng cũng tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, với hơn 100 quả lan thuộc các nhóm địa lan và phong lan.

Theo tìm hiểu, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được công nhận là Vườn di sản ASEAN, ở độ cao 800m so với mực nước biển. Nhóm của anh Công đến nơi có những cánh rừng rậm rạp và lớp thực bì dày, chia nhau từng quả lan rồi xé vỏ, lắc nhẹ tay để hàng triệu hạt lan bay trắng cả một vùng rừng với hy vọng hồi sinh cho những loài lan rừng.

“Lúc gieo hạt cho đến khi lan sinh trưởng phải mất cả năm. Tôi đã vẽ lại toàn bộ sơ đồ để còn đến kiểm tra kết quả. Nếu thành công, tôi sẽ làm tiếp. Từ việc trả nghĩa rừng, trả lại mầm sống cho tự nhiên này, tôi hy vọng mọi người cũng có ý thức bảo vệ những loài lan rừng”, anh Công bộc bạch.

Ông Nguyễn Văn Hoan - Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, cho biết: “Giữa anh Công và các phòng nghiệp vụ của vườn hay hợp tác để cùng nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn lan. Hai lần anh Công đưa lan về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh gieo đều hỏi ý kiến tôi. Những loại lan anh Công mang gieo đều có nguồn gốc bản địa. Việc gieo lan trong rừng nhằm làm phong phú, đa dạng vườn sinh học của vườn. Tôi đánh giá cao và ghi nhận tinh thần của anh Công”.

                                                                                                                          Theo Phố Nhơn (Lao Động)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm344
  • Hôm nay43,190
  • Tháng hiện tại839,888
  • Tổng lượt truy cập90,903,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây