Học tập đạo đức HCM

Phát triển trang trại từ mô hình khuyến nông

Thứ năm - 03/08/2017 06:45
Tôi cùng cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Lăk (Đăk Lăk) tham quan gương sản xuất giỏi ở địa phương. Thật ngạc nhiên trước mắt tôi là một trang trại chăn nuôi được xây dựng khang trang.
14-33-51-dsc03191102136774
Khu nuôi vịt trên đệm lót sinh học của Bảo

Chủ nhân trang trại là Bùi Văn Bảo, SN 1991 ở thị trấn Liên Sơn. Anh đã từng tham gia thực hiện mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Lăk triển khai từ năm 2013.

Khi đó, Bảo chỉ là sinh viên mới tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng của Học viện Ngân hàng (Phân viện Phú Yên). Mặc dù điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nhưng vốn xuất thân từ gia đình làm nông nên việc chăn nuôi không còn quá xa lạ, bằng sự nhanh nhẹn, chịu khó, nhiệt huyết cùng với sự giúp đỡ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông nên mô hình của anh đạt kết quả cao.

Năm 2014, nhờ có ít kinh nghiệm về chăn nuôi cùng với sự yêu thích đối với nghề đã tạo động lực giúp Bảo lấy quyết tâm gây dựng kinh tế. Anh đã tích góp được 5 triệu đồng trong thời gian đi làm thợ xây cộng thêm số tiền ít ỏi mượn được từ bà con, bạn bè đem đầu tư vào chăn nuôi.

Ban đầu, Bảo chỉ dám nuôi thử 200 con gà đẻ và 300 con gà thịt. Anh thấy gà dễ nuôi, nhanh lớn nhưng đến ngày hái “quả ngọt” lại phải nhận “trái đắng” vì không tìm được thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Vậy là lứa đầu làm kinh tế bị thua lỗ, song đó cũng là bài học kinh nghiệm cho bản thân anh ở những chặng đường phía trước.

Không nản chí, với tinh thần xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế ở địa phương, Bảo lấy đó làm động lực phấn đấu cho tương lai. Năm 2015, Bảo tiếp tục vay mượn tiền để xây dựng lại chuồng trại có quy mô và khoa học hơn. Bảo nghĩ chỉ chăn nuôi gà thì chưa đủ nên phải nuôi thêm vịt đẻ lấy trứng, bò sinh sản, heo thịt...

Nghĩ là làm, Bảo lên kế hoạch tỉ mỉ, thận trọng trong từng bước đi và quan trọng hơn là cách chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học mới giảm được rủi ro về nhiều mặt. Việc xây dựng chuồng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của mỗi loại vật nuôi, chúng được nuôi riêng biệt và cách xa nhau.

Trong quá trình nuôi, Bảo luôn tìm hiểu và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào trang trại của mình, đặc biệt vấn đề vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Anh sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 làm đệm lót sinh học nhằm phân giải chất thải hạn chế mùi hôi để không gây ô nhiễm môi trường, giảm bớt công lao động cũng như giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, Bảo còn học hỏi thêm kinh nghiệm chăn nuôi của những người đi trước, tìm hiểu các kiến thức chăn nuôi qua internet, sách báo và tìm đầu ra cho sản phẩm với mong muốn cung cấp sản phẩm sạch đến người tiêu dùng. Hiện trang trại của Bảo nuôi 700 con vịt đẻ và 200 con gà sinh sản, ngoài ra, mỗi năm anh còn nuôi 4 lứa gà thịt (300 con/lứa), 4 con bò cái sinh sản và hơn 30 heo thịt.

Nhờ áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học một cách khoa học và quy củ, mỗi năm, Bảo thu về gần 300 triệu đồng từ trang trại của mình. Không dừng lại ở đó, Bảo dùng số tiền thu được đem tiếp tục đầu tư cho trang trại ngày càng hiện đại và quy mô hơn.

Bảo chia sẻ: “Lúc đầu nuôi mình chưa biết kiểm soát dịch bệnh, sản phẩm không có nguồn ra. Sau đó, mình đi tham khảo kỹ thuật của những người đi trước, ở các trang trại và tự đi tìm thị trường nên bây giờ không còn khó khăn như trước. Hiện nay, nhiều sản phẩm chăn nuôi được thương lái tự tìm đến nhà mua, dự định sau này mình sẽ mua thêm đất ở nơi khác rộng hơn để tăng quy mô trang trại..”.

Trên thực tế, mô hình khuyến nông chỉ là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của nông dân. Qua đó, giúp bà con học hỏi, nhân rộng, lấy đó làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế của gia đình và câu chuyện của Bùi Văn Bảo là một tấm gương sáng của thế hệ thanh niên đã lựa chọn được hướng đi phù hợp với điều kiện của gia đình trong thời kỳ hội nhập.

Ông Bùi Quang Tuyển, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Lắk cho biết: “Hiện nay, thanh niên có nhiều con đường lập nghiệp khác nhau, huyện Lắk là địa phương không có nhà máy hay khu công nghiệp nên có điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt hay chăn nuôi. Bảo là người đã tận dụng được đất đai của gia đình để phát triển chăn nuôi làm hướng phát triển kinh tế trang trại tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình”.

 

Theo Cao Phúc/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập392
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại834,224
  • Tổng lượt truy cập90,897,617
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây