Học tập đạo đức HCM

Luyện chim cu gáy cảnh: Từ thảnh thơi nuôi chơi đến thu tiền thật

Thứ hai - 03/07/2017 20:40
Từ niềm đam mê nuôi chim cu gáy cảnh, anh Hồ Văn Tứ ở tổ dân phố 6, thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk nông) đã mạnh dạn đầu tư phát triển và đem lại hiệu quả cao, hàng năm có thu nhập trên 100 triệu đồng.
 

Hiện anh Tứ đang nuôi hơn 30 cặp chim cu gáy cảnh sinh sản. 

Theo anh Tứ, cu gáy là loài chim có nguồn gốc hoang dã, thường sống từng đôi, ai cũng có thể nuôi được. Ban đầu, cũng chỉ nuôi để thỏa niềm đam mê, nhưng rồi nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng nhiều nên năm 2011, anh đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại và bắt đầu lai tạo giống.

Từ con chim cu gáy giống bản địa, anh cho lai với chim cu gáy giống Thái Lan. Ưu điểm của giống chim lai này là lông vũ đẹp, nhiều màu sắc, hót hay nên được nhiều người chơi chim cảnh ưa chuộng. Từ 2 cặp chim ban đầu, đến nay anh đã đưa vào nuôi thành công 30 cặp, mỗi cặp đẻ được 6-8 lứa/năm.

Theo kinh nghiệm của anh, việc nuôi chim cu gáy cũng khá đơn giản, chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và chú ý đến chế độ ăn uống. Sau khi chim non nở, thì cho chim bố, mẹ ăn cám để bảo đảm dinh dưỡng thức ăn mớm cho con. Khi chim con biết mổ thức ăn thì cho ăn cả cám trộn lẫn thóc; được một tháng tuổi thì tách chim non và cho chim bố mẹ ăn bắp, thóc trở lại.

Thông thường nuôi khoảng 6 tháng tuổi, chim cu gáy trưởng thành và bắt đầu sinh sản được. Một con chim cu gáy khi mới tách bố mẹ, anh bán được 250.000 đồng; chim trưởng thành khoảng 6 tháng tuổi có giá khoảng 1 triệu đồng; những con lông đẹp, tiếng hót hay có giá 4-5 triệu đồng. Những con chim gáy có bài, có lối, có đủ chu, lèo, dặm, vấp…có giá càng cao. Bình quân mỗi tháng, gia đình anh bán hơn 10 cặp chim cu gáy giống, với giá 2 triệu đồng/cặp.

Anh Tứ cho biết, chim cu gáy là loài chim có tiếng hót hay được người chơi chim cảnh ưa chuộng, nên đầu ra khá ổn định. Ngoài việc nắm bắt kỹ thuật, chu kỳ sinh sản, người nuôi phải có niềm đam mê thật sự. Hiện nay, các thành viên "Câu lạc bộ chim cu gáy Krông Nô" thường đến nhà giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Những người nuôi chim cảnh trong, ngoài tỉnh cũng thường đến tham quan, đặt hàng mua chim cảnh của gia đình, nên thu nhập của anh Tứ tương đối ổn định.

 
Theo Mỹ Hằng (Báo Đắk Nông)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay40,028
  • Tháng hiện tại1,338,731
  • Tổng lượt truy cập100,394,925
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây