Học tập đạo đức HCM

“Mạnh Thường Quân” xứ sương mù Y Tý

Chủ nhật - 04/05/2014 23:21
“Ngày trước tôi cũng nghèo lắm! Thiếu ăn, thiếu mặc, mù chữ và chẳng bao giờ dám nghĩ rằng một ngày nào đó có thể thừa tiền cho người khác vay...” - “ông bụt” người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai), trải lòng mình.
Tích vốn từ nương thảo quả

Tên ông là Phu Lò Dé ở bản Sín Chải, chỉ trong vòng 10 năm qua, ông đã cho hơn 70 hộ gia đình nghèo trong xã vay tiền để phát triển kinh tế mà không nhận lãi. Hơn thế, ông còn chia trâu cho người nghèo cày ruộng, chia lúa cho người thiếu đói trong những ngày giáp hạt. Hỏi Phu Lò Dé là nhờ đâu mà có nhiều tiền như thế? Ông cười hiền: “Tất cả nhờ nương thảo quả đấy!”. 

Ông Phu Lò Dé chăm sóc vườn nhà.
Ông Phu Lò Dé chăm sóc vườn nhà.

Dưới những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn của Y Tý, nơi thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ quanh năm, là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng cây thảo quả, một loại cây có giá trị kinh tế cao. Điều tưởng chừng dễ nhận biết ấy lại là ẩn số đối với đồng bào Hà Nhì ở mảnh đất này từ bao đời. 

Phải đến những năm gần đây, bằng chủ trương của chính quyền địa phương là phát huy thế mạnh của xã về phát triển kinh tế rừng, thì phong trào trồng cây thảo quả dưới tán rừng già mới được bà con quan tâm, chú ý. Vấn đề đặt ra là phải có vốn ban đầu để đầu tư trong khi nguồn hỗ trợ của Nhà nước có hạn, vay ngân hàng phải chịu lãi. Người nghĩ ra câu trả lời cho vấn đề này chính là Phu Lò Dé.

Ông kể: “Tôi tiên phong vay vốn đầu tư trồng thảo quả, nhờ cây thảo quả mà chúng tôi đã xóa được đói và làm giàu với thu nhập hàng tỷ đồng/năm...”. 

Bà Co Mờ Xớ, vợ ông Dé thì thủng thẳng kể “Đủ ăn, đủ mặc rồi nhưng ông lão nhà tôi vẫn luôn canh cánh trong lòng khi thấy bà con thiếu thốn, nghèo đói. Từ rất lâu rồi, ông ấy nhiều đêm bàn với tôi cùng nghĩ cách giúp dân bản làm kinh tế cùng thoát nghèo...”.

Thế chấp bằng... niềm tin

Được biết, tỷ lệ hộ đói nghèo của xã Y Tý năm 2009 là hơn 50%, đến nay đã không còn hộ đói, giảm một nửa hộ nghèo. Đó có một phần công sức của “ông bụt” Phu Lò Dé...

Hỏi sao ông không dùng tiền gửi ngân hàng để lấy lãi hàng tháng mà lại cho người trong xã vay không lãi? Ông Dé cười hiền: “Cơ cực quá nửa đời người rồi, mình biết đến cái nghèo, cái đói nó khổ như thế nào mà. Mình đem tiền gửi Nhà nước, tiền lãi chỉ cho riêng mình, không giúp được ai. Như vậy, mình không chứng kiến được quê hương thoát nghèo...”. 

Với số vốn tích cóp của mình, ông Dé áp dụng hình thức cho vay luân chuyển. Mỗi năm ông cho từ 9 - 14 hộ gia đình trong bản, trong xã vay với số tiền từ 2 - 10 triệu đồng/hộ. Sau 1 năm, những hộ này mang tiền gốc đến trả, ông tiếp tục chuyển số tiền đó cho những hộ nghèo khác vay. 

Vay tiền không lãi để làm kinh tế thì rất nhiều người đăng ký nhưng số vốn có hạn nên ông Dé rất trăn trở: “Tôi chỉ muốn cho nhiều người được vay, nhưng mình không có nữa. Cây thảo quả trên rừng cũng có năm mất mùa, cây lúa ngoài đồng cũng vậy, tôi vẫn đang nghĩ cách...”. 

Người nghèo đến vay tiền ông Dé, chỉ phải “thế chấp” bằng niềm tin. Thủ tục vay mượn chỉ là… nói miệng. Không biết chữ, ông Dé “làm sổ sách” cho các hộ vay theo cách của riêng mình. Mỗi lần xuất vốn, ông vạch một vệt than lên tường, mỗi bắp ngô treo trên gác bếp khi được chuyển từ phải qua trái nghĩa là đã cho vay 1 triệu đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng vay được tiền của ông, bởi “người nào hay có tính rượu chè, cờ bạc ở đất này, mình đều biết cả. Mình không cho những người đó vay. Họ có tiền là say rượu, là đánh đập vợ con. Như vậy, mình có tội...” - ông Dé nói. 

Ông Phu Lò Dé hiện có tới 8ha thảo quả, cứ mỗi lần ông lên nương mà có ai tìm thì phải ngồi đợi ông về vì nương rộng không biết đâu mà tìm. 8ha thảo quả cho sản lượng từ 1 - 1,5 tấn quả khô/năm, một đàn trâu vài chục con và mỗi vụ lúa là từ 12 - 14 tấn thóc đã giúp ông có thu nhập hàng tỷ đồng.

Thế nhưng, cũng có những hộ gia đình nghèo được ông Dé cầm tiền đến tận nhà năm lần bảy lượt "mời vay" để mua cây, con giống và vật tư nông nghiệp phát triển sản xuất như một số hộ “nghèo cá biệt”: Vù Dế Mừ, thôn Sín Chải; Tẩn Sài Hin, thôn Sin San; Và A Giống, thôn Phìn Hồ… nhưng không thành. 

Vì những hộ này nói “cầm tiền mặt không biết đầu tư vào việc gì, sợ tiêu hết không trả được gốc”. Ông chuyển sang mời “nuôi trâu rẽ”, nhờ đó mà đã có 8 hộ nghèo ở Y Tý có trâu cày từ cách làm này của ông Phu Lò Dé. 

Đến nay, theo gương của ông, nhiều gia đình có kinh tế khá giả ở thôn Sín Chải cũng tự nguyện góp vốn cho những hộ nghèo vay. 

Ông Hoàng Văn Yên cho biết: “Gia đình tôi thoát nghèo và vươn lên làm giàu được như ngày hôm nay là nhờ vay tiền của ông Dé. Học theo ông Dé, tôi đã góp được gần chục triệu đồng để cho các hộ khác vay”. 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại706,512
  • Tổng lượt truy cập90,769,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây