Học tập đạo đức HCM

Mô hình vườn điều VAC

Thứ tư - 01/10/2014 21:38
Nông dân Nguyễn Đăng Nhĩ (ấp Bầu Sen, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ kiên trì phát triển mô hình điều - heo - cá từ nhiều năm qua…
 
Mô hình vườn điều VAC
Mô hình điều - heo- cá giúp ông Nhĩ thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm



KHÔNG TỪ BỎ NỖ LỰC

Ông Nhĩ sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, khăn gói vào Nam từ năm 1987. Ngược xuôi khắp nơi, ông an cư ở ấp Bầu Sen năm 1991 với 5 sào đất được cấp. Sau khi lấy vợ, 2 người dành toàn bộ đất để trồng bắp. Năm đó, sản lượng thu về cũng hơn 1 tấn, bán đi đủ tiền trang trải sinh hoạt, tích góp, mở mang thêm miếng đất ruộng.

Hết trồng bắp, ông chuyển qua trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, đu đủ và cà phê. Thời điểm đó, ai cũng biết đến ông là người trồng đu đủ giỏi, đến mùa thương lái gọi ông râm ran cả ngày.

Với kinh nghiệm ruộng vườn nhiều năm, cộng với sự lanh lẹ, những năm đó, thu nhập từ trái cây đã giúp ông tiết kiệm được kha khá để dành dụm mua thêm đất. Cho tới đầu năm 1996, ông bắt đầu chuyển qua trồng điều.

Với tổng diện tích hơn 2 ha, ông trồng xen thêm nhiều cây ngắn ngày để nuôi điều như chôm chôm, đu đủ… và những mùa thu hoạch các loại cây này, ông đều đạt năng suất cao.

Tuy nhiên, thành công ở những cây ngắn ngày không đồng nghĩa với việc cây điều thắng lợi. Năm 1999, đại dịch sâu róm đã cuốn phăng bao nhiêu tiền bạc, mồ hôi công sức ông bỏ ra, vườn điều bị chết sạch. Lúc này, toàn bộ thu nhập của gia đình chỉ dựa vào 4 sào ruộng và một ao cá nhỏ chưa đến 2 sào.

ĐIỀU - HEO - CÁ

Dường như trong ông không có 2 từ “bỏ cuộc”, nhất là sau vụ điều đại dịch. Đầu năm 2000, thu nhập từ ao cá đã giúp ông có chút vốn, thế là ông lại trồng điều. Lúc này, ông tiếp tục xen các cây ăn trái ngắn ngày vốn là thế mạnh của mình như đu đủ, chôm chôm… để trang trải tiền phân bón, tưới tiêu cho điều.

Với thu nhập từ mô hình điều - heo - cá, ông Nhĩ đã hoàn thành mong muốn đưa 2 con lớn vào đại học. Đứa con cả sinh năm 1991 và đứa em thứ hai sinh năm 1993 đều đỗ vào trường Đại học Lạc Hồng, đứa con út cũng đang học cấp 2.
Chúng tôi quan sát trên bàn kính đặt tại phòng khách, ông Nhĩ tự hào để đầy giấy khen thành tích học tập của các con. Ông nói rằng, đấy chính là phần thưởng lớn nhất mà ông có được từ những ngày tháng chăm chỉ trồng điều, nuôi heo, chăm cá của hai vợ chồng!

Ông đầu tư kỹ lưỡng, chăm chút hơn, áp dụng kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông; thực hiện tưới tiêu, chăm sóc đầy đủ, phân bón rải một năm 2 lần (tháng 6 và 12), xịt thuốc vào các thời kỳ rụng lá, ra đọt, chăm sóc, tỉa tán, quan sát bông trái, vì thời điểm này là nhiều sâu bệnh hại nhất.

Nhờ thế, vườn điều thành công ngoài dự kiến, ngay vụ đầu, ông thu về gần 7 tấn, năng suất bình quân trên 3 tấn/ha.

Từ thời điểm đó trở về sau, không năm nào ông bị mất mùa điều. Mặc cho giá cả điều lên xuống bấp bênh, nhưng nhờ có năng suất cao, thu nhập bình quân từ điều của ông mỗi năm lên tới cả trăm triệu.

Nói về “bí quyết”, ông đúc kết khá đơn giản: “Tưới tiêu và bón phân”. Người trồng điều cần tưới nước khá thường xuyên, thường là cách 2 tuần 1 lần. Nhờ vậy, không phụ thuộc nhiều vào mùa mưa, cây vẫn phát triển tốt, cho lá nhiều, hoa, trái cũng đậu to, sai hơn.

Thời điểm cho bông, cho đến khi hết giai đoan trái chín rụng là khoảng thời gian tưới nhiều nhất, 1 tháng phải lên tưới tới 3 - 4 lần cây mới phát triển khỏe mạnh. Về phân bón, ông bón với tỷ lệ 70% kali và 30% NPK. Ông giải thích, việc bón kali nhiều sẽ khiến cây tự rụng lá, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển hoa, trái sau này.

Thành công với điều, ông tiếp tục phát triển mô hình VAC (điều - heo - cá). Ông giải thích: “Nếu chỉ tập trung vào điều, sẽ rất nhàn. Với lại, biết áp dụng tốt thêm mô hình VAC, tận dụng diện tích đất trống thì thu nhập sẽ nâng cao nhiều”.

Hiện tại, ông có 2 ao cá với đủ loại cá rô, cá lia thia, cá diêu hồng, mỗi vụ thu về trên 1 tấn, thu nhập gần 30 triệu. Gần đó, ông đầu tư 3 chuồng heo lớn với hàng chục gian lớn nhỏ, nuôi hơn 150 heo thịt và gần 20 heo nái.

Mỗi năm, gia đình ông xuất chuồng 250 con, thu nhập thêm cả trăm triệu đồng. Đồng thời, nguồn thức ăn cho cá từ phân heo được xử lý qua hệ thống biogas giúp giải quyết ô nhiễm và tạo nguồn điện đun nấu và thắp sáng.
 

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập491
  • Hôm nay83,890
  • Tháng hiện tại789,003
  • Tổng lượt truy cập90,852,396
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây