Học tập đạo đức HCM

Tận dụng đất vườn trồng sả mang lại thu nhập cao

Thứ ba - 30/09/2014 22:48
Từ lâu, cây sả được coi là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Tuy vậy, trước đây, sả được trồng theo cách trồng xen với các loại rau thơm. Những năm gần đây, xác định được lợi ích của cây sả, người nông dân đã tích cực tận dụng diện tích đất trong vườn nhà để trồng với diện tích lớn và mang lại thu nhập cao. Cách làm này được nông dân Hạ Hòa (Phú Thọ) áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

 

Tận dụng đất bờ ao để trồng sả

Tận dụng đất bờ ao để trồng sả

 

Sả là loại gia vị phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất cằn, dễ sống và có thể phát triển trong tán vườn. Vì vậy, những năm gần đây người dân ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã tập trung trồng cây sả theo quy mô lớn. Khi trồng xả, người dân đã tận dụng tối đa diện tích đất trong vườn nhà. Vì sả mọc thành bụi nhỏ, không chiếm nhiều diện tích, ưa bóng râm nên người ta có thể tận dụng diện tích đất dưới tán các cây ăn quả như xoài, mít, vải trong vườn nhà hoặc các cây lấy gỗ như keo, bồ đề trên đồi thấp. Ngoài ra, người dân Hạ Hòa khi trồng sả còn tận dụng những khoảnh đất ven ruộng, bờ ao, góc vườn hay ven đường. Đó là những diện tích đất phù hợp với trồng sả. Ban đầu, khi trồng, người trồng sả chỉ dùng những nhánh sả giống nhỏ, tách ra thành từng gốc, cắt ngắn rễ rồi dùng cuốc đào thành những hố nông để trồng. Thông thường, sả trồng xuống đất khoảng 1 tuần là có thể vươn thành lá xanh. Khi trồng sả, người dân Hạ Hòa nhận thấy, sả dễ sống, sinh trưởng nhanh, không cần bón phân hay tưới nước thường xuyên, phát triển đều kể cả khi trên diện tích đất khô cằn sỏi đá, sả mọc thành từng gốc, từng cụm to và dày.

Trong những năm gần đây, sả được thị trường quanh huyện và vùng xuôi ưa chuộng, có nhu cầu lớn hằng ngày nên người dân Hạ Hòa đẩy mạnh việc trồng và thâm canh sả ở mọi diện tích đất có thể tận dụng. Có hộ sẵn sàng đầu tư ruộng cạn để trồng sả với quy mô lớn. Điều quan trọng là khi canh tác sả, người ta không phải tốn diện tích đất vườn hay đầu tư quá nhiều phân bón mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn nhiều so với nhiều loại rau xanh và rau thơm các loại. Hiện nay, người dân Hạ Hòa bán sả ra thị trường với giá từ 13-15 ngàn đồng/kg, mỗi ngày, hàng trăm kg củ sả được bán ra chợ, hay các nhà hàng và cho lái buôn. Hơn nữa, những năm gần đây, việc cung cấp củ sả để làm dầu sả được người dân chú trọng. Vì thế, diện tích sả theo mô hình trồng tận dụng đất được người dân tích cực đẩy mạnh.

Tại xã Ấm Hạ, gia đình bà Nguyễn Thị Nụ có thâm niên gần 10 năm trồng cây sả lấy củ bán. Gia đình bà đã tận dụng tối đa đất vườn, trồng xen canh được gần 3 sào sả. Bà Nụ cho biết, sả rất dễ chăm sóc, không tốn phân, không kén đất nên khi trồng sả với diện tích lớn, gia đình bà nhàn hơn nhiều so với các cây hoa mầu khác. Mỗi vườn sả, gia đình bà Nụ có thể thu hoạch được từ 2-2.5 năm, củ sả được gia đình bà Nụ nhổ bán hằng ngày theo đơn đặt hàng. Mỗi ngày gia đình bà thu về từ 200-250 ngàn đồng từ bán củ sả. Để vườn sả được trẻ lâu, cứ mỗi lần thu hoạch, gia đình bà Nụ lại tiếp tục nhân giống bằng việc trồng kế cận ngay cạnh bụi sả lớn những gốc sả non để kế tiếp. Nhờ thế, vườn sả của gia đình bà cho thu hoạch củ quanh năm, nhất là vào mùa cưới và dịp tết.

Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Hạ Hòa  như Ấm Hạ, Hiền Lương, Minh Hạc, Động Lâm, Phương Viên, Gia Điền đều trồng sả với diện tích lớn. Trước đây, người dân trồng sả theo hình thức trồng nhỏ lẻ một hai khóm để lấy củ làm gia vị thì nay củ sả được trồng với diện tích lớn để cung cấp ra thị trường với khối lượng lớn. Biết đây là mô hình thâm canh theo hình thức tận dụng đất khá hiệu quả nên nhiều hộ dân đã tích cực áp dụng và mang lại nguồn thu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.

Theo hoinongdan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập524
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm521
  • Hôm nay68,911
  • Tháng hiện tại774,024
  • Tổng lượt truy cập90,837,417
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây