Chị Phạm Thị Thủy bắt đầu xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand thương phẩm của mình từ những năm 2015. Chị chọn nuôi thỏ New Zealand bởi đây là loài thỏ khá dễ nuôi, nhu cầu về thỏ thương phẩm của thị trường rất lớn. Mặt khác, nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với các loại vật nuôi khác ở nông thôn.
Những năm đầu khởi nghiệp nuôi thỏ, gia đình chị Thủy chỉ nuôi với quy mô nhỏ với khoảng 160 con thỏ. Dù mới đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng do nắm bắt được kỹ thuật nên đàn thỏ phát triển khá tốt và bắt đầu cho hiệu quả kinh tế.
Nhờ nuôi thỏ mà mỗi tháng gia đình chị Phạm Thị Thủy có nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng.
Trong quá trình nuôi thỏ, chị Thủy không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi thỏ, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi thỏ cho hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh.
Khởi nghiệp từ 160 con thỏ New Zealand làm vốn, nhận thấy giống thỏ này cho hiệu quả kinh tế cao, chị tiếp tục mở rộng mô hình. Sau gần 3 năm, đến nay quy mô chăn nuôi thỏ thương phẩm của gia đình chị Thủy đã lên tới hơn 9.000 con. Trong đó, đàn thỏ mẹ luôn duy trì khoảng hơn 1.000 con và hàng nghìn con thỏ thương phẩm khác.
Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con và thỏ con.
Với số thỏ đang nuôi này, trung bình mỗi tháng gia đình chị Phạm Thị Thủy xuất bán ra thị trường gần 1.500 con thỏ thịt thương phẩm. Với giá bán dao động trên dưới 170.000 đồng/con, sau khi trừ hết chi phí chị Thủy lãi gần 90 triệu/tháng.
Dẫn chúng tôi đi thăm quan mô hình nuôi thỏ của gia đình, chị Thủy cho biết, hiện gia đình đang có hơn 3.000m2 chuồng trại và đang nuôi hơn 9.000 con thỏ. Toàn bộ số thỏ ở đây đều được phía công ty dược phẩm của Nhật Bản là Nip Ponzoki ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên có bao nhiêu thỏ thương phẩm phía công ty cũng thu mua hết.
“Trung bình mỗi tháng gia đình tôi cũng xuất bán được khoảng gần 1.500 con thỏ thịt thương phẩm, trung bình mỗi con nặng khoảng 2,3kg, hiện giá thỏ thương phẩm đang được phía công ty thu mua là 170.000 đồng/con. Sau khi trừ chi phí thì mỗi tháng tôi lãi khoảng gần 100 triệu đồng” chị Thủy chia sẻ.
Chuồng nuôi thỏ rộng hơn 3000m2, được bố trí làm nhiều dãy chuồng khác nhau với hàng nghìn ô chuồng nuôi thỏ New Zealand của gia đình chị Thủy.
Cũng theo chị Thủy, thỏ New Zealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn... Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con và thỏ con, nuôi khoảng hơn 4 tháng thỏ sẽ đạt trên 2kg là có thể xuất bán được.
Chị Phạm Thị Thủy khẳng định, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nuôi thỏ này có hiệu quả cao hơn, không phải suy nghĩ nhiều, vốn đầu tư cho mô hình cũng không cao quá. Ngoài ra, không phải lo đầu ra, có bao nhiêu công ty họ cũng đến tận nhà thu mua hết.
“Để tăng dinh dưỡng và đề phòng bệnh cho thỏ, cần tiêm vắc xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, thỏ con từ 1,5 tháng tuổi sẽ tiêm một lần cho tới khi xuất bán. Ngoài ra, thỉnh thoảng còn pha các loại vitamin vào nước hoặc thức ăn, để thỏ ăn nhiều, nhanh lớn…”, chị Thủy chia sẻ về kỹ thuật nuôi thỏ, kinh nghiệm nuôi thỏ New Zealand.
Nói về mô hình nuôi thỏ thịt thương phẩm, anh Hoàng Thanh Tuân -Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Hưng cho biết, mô hình nuôi thỏ của gia đình chị Thủy là một trong những mô hình điểm của huyện và tỉnh. Hiện mô hình này đang cho hiệu quả kinh tế rất cao nên cũng đang khuyến khích mọi người chăn nuôi và hiện nay có khoảng 10 hộ đăng kí tham gia vào hợp tác xã chăn nuôi thỏ sinh sản...
Theo Phạm Anh/baodanviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã