Học tập đạo đức HCM

Người mang no ấm về làng

Thứ hai - 05/02/2018 21:32
Ông Tạ Văn Tu (SN 1966), dân tộc Hoa, thôn Cá 3, xã Tân Quang (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã nỗ lực vươn lên làm giàu trên quê hương; đồng thời giúp đỡ bà con cùng sản xuất thoát nghèo.

Không chấp nhận sự nghèo khó đeo bám bao thế hệ trong gia đình, ông Tạ Văn Tu (SN 1966), dân tộc Hoa, thôn Cá 3, xã Tân Quang (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã nỗ lực vươn lên làm giàu trên quê hương; đồng thời giúp đỡ bà con cùng sản xuất thoát nghèo.

cam.JPG
Ông Tạ Văn Tu kiểm tra chất lượng cam.

Đưa cam, vải về làng

Sinh ra trong gia đình thuần nông, đông anh em, ngay từ nhỏ ông Tu đã phải sang ở cùng với người bác ruột. Năm 1983, ông  lấy vợ, 4 đứa con lần lượt ra đời, nhà đông miệng ăn, hai vợ chồng phải xoay xở đủ nghề, từ phát rẫy, làm nương trồng khoai sắn đến đi làm thuê, cuốc mướn, phụ hồ để bảo đảm cuộc sống gia đình.

Làm thuê trăm nghề nhưng cũng không dư giả là bao; ông trăn trở suy nghĩ làm cách nào để có thu nhập ổn định nuôi các con khôn lớn, ăn học. Năm 1990, sau nhiều đêm suy nghĩ tính toán, ông thấy anh em người thân ở quê gốc thuộc tỉnh Hưng Yên trồng vải cho thu nhập cao nên quyết định cải tạo hơn 1ha vườn đồi rồi về quê chiết cành nhân giống. Ban đầu chưa có vốn, hai vợ chồng tranh thủ lúc rảnh tự cuốc hố trồng cây; chăm chỉ cần mẫn trong vòng hai năm, vườn đất trống được phủ kín bằng cây vải.

Ông nói: “Những năm đó, ngoài nhà ở thì cả làng toàn khu đất trống, vườn tược chủ yếu bỏ không, nhà nào chăm chỉ thì cũng chỉ canh tác ít khoai, sắn. Tôi tiếc quá, lúc đó nếu nhà có cây giống và nhân lực thì còn trồng được nhiều vải nữa”. Được biết 5 năm trở lại đây, bình quân ông Tu thu về được hàng trăm triệu đồng/năm từ vải thiều.

Đầu năm 2012, UBND xã Tân Quang có kế hoạch dồn điền đổi thửa, chuyển đổi chân ruộng cao sang trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế. Nhận thấy đây là cơ hội để mở rộng quy mô sản xuất,  ông Tu là người đầu tiên trong thôn manh dạn dồn đổi, quy hoạch gần 1ha đất trồng cam Vinh, bưởi Phúc Trạch. Qua tìm hiểu, ông biết cây cam rất khó chăm sóc. Vì vậy, trước khi mở rộng sản xuất, ông đi đến nhiều nhà vườn trồng cam trong huyện, ngoài tỉnh; đồng thời đọc sách, báo nghiên cứu. Thực tế tại nhiều nơi ông đúc kết kinh nghiệm, cam phù hợp với đất ghềnh non. Lúc đó trong thôn, xã nhà nào đào ao, vợ chồng ông đều đến xin đất ghềnh trở về lấp ruộng tân vườn. “Nghĩ lại thấy mình cũng khỏe, để tiết kiệm tiền thuê nhân công, gần hai tháng liên tục, ngày nào tôi cùng vợ cũng dùng xe bò chở đất ghềnh của mọi nhà đào ao về đổ vườn trồng cam”, ông Tu kể. Ông đầu tư gần 100 triệu đồng mua giống cam, bưởi và vật tư về mở rộng sản xuất. Có cây trồng mới, ông chủ vườn tích cực ngày đêm chăm sóc, tưới nước; cây lại ưa đất ghềnh nên vườn cam, bưởi xanh tốt quanh năm, không mắc bệnh, vụ nào cũng sai quả. Sau 3 năm miệt mài ngày đêm chăm sóc, lứa đầu tiên, ông Tu bán 2 tấn cam, 1.000 quả bưởi, thu được hơn 100 triệu đồng. Thu nhập từ cam, bưởi cứ thế tăng dần sau mỗi vụ.

 Hiện, ông đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng giống cây này. Bên cạnh đó, do trồng cam cần nhiều vốn, thời gian khép tán dài, ông tranh thủ trồng xen chanh trắng, nhờ đó mỗi năm cũng thu về 50-70 triệu đồng.

Giúp mọi người làm giàu

Nghe ông Tu kể, bà con nơi đây hầu hết là người dân tộc Hoa, trình độ nhận thức chưa cao, việc sản xuất, phát triển kinh tế rất hạn chế nên cái đói, nghèo đeo bám dai dẳng. Chứng kiến cảnh bà con khốn khó, nhiều hộ thiếu đói quanh năm khiến ông trăn trở.

Chục năm liên tục làm trưởng thôn, việc đầu tiên ông quyết tâm làm là thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của bà con. Ông nghĩ, mình là người đứng đầu thì bản thân phải làm trước mới là gương để mọi người học tập. Sau khi thành công, ông tổ chức họp dân, bày tỏ quan điểm, cách làm và vận động mọi người cùng làm để thoát nghèo. Trưởng thôn Tu đã  mở lớp dạy trồng trọt cho các hộ cùng học tập. Ông định hướng cho mọi người trồng cây ăn quả thoát nghèo bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng nơi đây. Trước tiên ông giúp giống, kỹ thuật, một vài hộ xung phong muốn chuyển đổi sản xuất cây vải. Các hộ thực hiện có hiệu quả, nhận thấy kết quả tốt, người dân trong thôn chủ động làm theo. Đến nay, thôn có 82 hộ, với gần 400 nhân khẩu, trung bình mỗi hộ có từ 0,5 - 1ha cây ăn quả. Nhờ đó, đời sống của các hộ nơi đây ngày một bớt khó khăn, vất vả; không còn cảnh thiếu đói. Nhiều hộ dân trong thôn thoát nghèo, làm giàu, xây dựng nhà cửa kiên cố, mua sắm tiện nghi sinh hoạt đắt tiền có điều kiện chăm lo cho con, cháu học hành. Tiêu biểu như hộ ông Tạ Văn Hùng, trước kia là hộ nghèo, nay đã vươn lên làm giàu với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm nhờ trồng cây ăn quả.

Cùng với phát triển kinh tế, ông Tu vận động người dân hiến đất, đóng góp công sức xây dựng nhà văn hóa cộng đồng. Tại đây, ông cùng lãnh đạo thôn thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ; đặc biệt là dạy tiếng nói, bài hát của dân tộc cho con cháu. Ông Tu chia sẻ: “Khi kinh tế phát triển, xã hội có nhiều biến đổi, thanh niên dễ sa ngã, một số có biểu hiện không đúng với thuần phong mỹ tục. Người lớn phải để ý chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ”. Đến nay, trong thôn Cá 3 không có tệ nạn xã hội, mọi hương ước, nội quy trong thôn được người dân chấp hành tốt; giảm thiểu hủ tục lạc hậu trong đám hiếu, hỉ, an ninh trật tự bảo đảm.

Bà Nguyễn Thị Dự, cán bộ phòng Dân tộc huyện Lục Ngạn cho biết, ông Tạ Văn Tu là tấm gương sáng để cán bộ, nhân dân  trong xã noi theo. Ông đã nhiều lần được UBND xã, huyện biểu dương, khen thưởng; Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen vì là người uy tín có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế, đoàn kết dân tộc. Ông đã đóng góp một phần không nhỏ giúp bà con dân tộc thiểu số xã Tân Quang ngày một no ấm hơn.

Từ năm 1990 đến năm 2011, ông Tu liên tục là Trưởng thôn. Từ năm 2011 đến nay, ông được người dân chính quyền địa phương bầu là người có uy tín trong cộng đồng dân tộc.

Gần 30 năm qua, dù ở vị trí, nào, ông cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành người có uy tín, được người dân trong bản quý mến, nể trọng.

Hoàng Phương

 KTNT

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập456
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm450
  • Hôm nay57,808
  • Tháng hiện tại762,921
  • Tổng lượt truy cập90,826,314
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây