Học tập đạo đức HCM

Người nông dân nuôi ếch mỗi năm thu 1 tỷ đồng

Thứ bảy - 14/07/2018 20:55
Anh Nguyễn Văn Nữa, ở ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), nuôi ếch, làm khô ếch sạch mỗi năm thu về 1 tỷ đồng.
Năm 2008, anh Nữa thấy con ếch là loại dễ nuôi ở điều kiện ĐBSCL, song nguồn con giống thiếu hụt và không có nơi sản xuất giống cung cấp cho thị trường nên đây là cơ hội anh mua ếch về nuôi. (Ảnh: Zing)
Mặc dù chuyện nuôi ếch ban đầu gặp thất bại, nhưng với tính cần cù, chịu khó anh Nữa đã vượt qua mọi khó khăn nuôi ếch thành công. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Với diện tích hơn 5.000 m2, anh Nữa đã đầu tư xây dựng bể xi măng, đào ao nuôi ếch. Đồng thời, mô hình nuôi ếch với phương thức ếch sạch không sử dụng kháng sinh, con giống đảm bảo chất lượng, sử dụng thức ăn công nghiệp, nuôi với mật độ vừa phải… (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Hiện tại trại ếch anh Bảy Nữa đã cung ứng thị trường ếch thịt và giống cho các tỉnh ĐBSCL và Đà Nẵng, Hà Nội, mỗi năm lên hàng trăm ngàn con giống. (Ảnh: SGGP)
Không dừng ở đó, anh còn tính đến chuyện đột phá mô hình chà bông ếch và khô ếch sạch sấy khô. (Ảnh: báo Nông nghiệp Việt Nam)
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Nữa đã đầu tư máy móc để có thể đóng gói, chế biến khô, chà bông ếch bán cho các siêu thị lớn ở miền Tây và xuất khẩu sang Campuchia. (Ảnh: SGGP)
Hiện tại, mỗi tháng gia đình anh cung ứng ra thị trường 100kg khô ếch với giá 400.000 đồng/kg và 200kg chà bông ếch với giá bán 700.000 – 800.000 đồng/kg. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Ngoài ra mỗi năm cung ứng cho thị trường từ 2- 2,5 tấn trứng ếch giống với giá 300.000 – 600.000 đồng/kg; hơn 1 triệu con giống với giá từ 500 - 800 đồng/con. Lợi nhuận mỗi năm từ việc chăn nuôi ếch đến chế biến sản phẩm hơn 1 tỷ đồng. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Anh Nữa cho biết: Sắp tới sẽ tiếp tục mở rộng trang trại nuôi ếch sạch, quản lý chặt con giống đầu vào, thức ăn đảm bảo không sử dụng chất cấm, đồng thời không sử dụng kháng sinh và quản lý tốt dịch bệnh. Sản phẩm sạch và an toàn mới có thể đứng vững và hướng đi lâu dài. (Ảnh: Zing)
Hiện nay, anh Nữa xây dựng vùng nuôi, bao tiêu sản phẩm ếch cho người dân trong xã. Mô hình đã dần khẳng định thương hiệu và có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân có thể vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
 
Theo vov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay16,788
  • Tháng hiện tại175,174
  • Tổng lượt truy cập101,934,717
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây