Học tập đạo đức HCM

Ngưỡng mộ anh kỹ sư bỏ phố về quê làm trang trại tổng hợp thu hơn 1 tỷ đồng/năm

Thứ năm - 18/08/2016 10:31
Đang có công việc mức lương cao ở TP. HCM, anh Nguyễn Thanh Tuấn (37 tuổi, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) là kỹ sư Công nghệ thông tin đã nghỉ việc về quê mở trang trại làm giàu với thu nhập mỗi năm hơn 1 tỷ đồng.

Bỏ ĐH về quê làm trang trại

Về huyện Núi Thành hỏi anh “Tuấn bò sát” hay “Tuấn trang trại” ai ai cũng biết, bởi đó là biệt danh mọi người ưu ái đặt cho anh Tuấn đã đi tiên phong trong việc làm giàu với mô hình trang trại đầu tiên trên địa bàn.

Trò chuyện với PV, anh Tuấn kể, năm 2002, sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin - ĐH Khoa học tự nhiên TP. HCM, anh làm qua một số công ty với mức lương cao. Thế nhưng, trong quá trình làm việc, anh Tuấn cảm thấy “cứ mãi làm công ăn lương như thế không biết bao giờ khá nổi, vả lại, nhiều lần đọc sách  báo thấy một số gương làm kinh tế rất giỏi, ở quê nhà lại có đất đai tốt màu mỡ phù hợp làm kinh tế sao mình không thử!”.

Chính suy nghĩ đó đã đưa anh Tuấn đến quyết định nghỉ việc vào giữa năm 2005 để về quê nhà làm giàu bằng mô hình trang trại tổng hợp.

Làm trang trại, việc đầu tiên phải có đất, sau nhiều lần đi tìm hiểu, anh Tuấn quyết định chọn mua vùng đất gò đồi hoang ở thôn Thái Xuân trên địa bàn xã Tam Hiệp với diện tích hơn 16.000 mét vuông.

“Có được nguồn vốn tích lũy hơn 60 triệu đồng và vay ngân hàng, tôi quyết định mua đất đó để hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh của mình. Dự định sẽ nuôi nhông cát, trồng cây ăn quả giống miền Nam”, anh Tuấn nói.

Từ người làm công việc văn phòng “sáng đi tối về cuối tháng lãnh lương trong bộ quần áo tinh tươm”, anh Tuấn khoác lên mình bộ áo lao động sờn cũ ngày ngày dậy sớm đi phát quang, xây dựng chuồng nuôi nhông, trồng cây ăn quả đến tối mịt mới về.

Ban đầu, anh Tuấn dành khoảng 3.000 mét vuông nuôi hơn 11.000 nhông cát và diện tích còn lại trồng cây ăn quả như xoài, chôm chôm, đu đủ có giống miền Nam.

Sau thời gian, anh Tuấn tiếp tục tận dụng đất trong trang trại nuôi 30 con kỳ nhông, kỳ đà; nuôi heo theo mô hình công nghiệp với hơn 50 con; nuôi gà Đông tảo với hơn 500 con; nuôi vịt trời hơn 1.500 con và trồng rừng trong bao lấy bóng mát.

\

 nguong mo anh ky su bo pho ve que lam trang trai tong hop thu hon 1 ty dong/nam - 1

 

Anh Tuấn giới thiệu mô hình nuôi nhông cát đem lại hiệu quả kinh tế lớn

“Nhiều người nghĩ sao tôi đầu tư nhanh vậy, lấy vốn đâu ra, tôi giải thích đó là lấy ngắn nuôi dài. Đó là sau khi nuôi nhông cát đến lớn thì tôi bán rồi tiếp tục mua kỳ nhông, kỳ đà, heo, gà và vịt trời về nuôi; trồng cây ăn quả, trồng rừng với diện tích lớn hơn!”, anh Tuấn bộc bạch.

Theo anh Tuấn, việc từng học ĐH nghành Công nghệ thông tin đã giúp anh rất lớn đó chính là tìm hiểu đọc sách báo, kỹ thuật chăn nuôi trên mạng internet dễ dàng rồi áp dụng chăm sóc vật nuôi, cây trồng của mình.

Đơn cử, với mô hình nuôi vịt trời hơn 1.500 con, theo anh Tuấn đây là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng khá cao, ít khi bị nhiễm bệnh lại có diện tích lớn trang trại thả rất yên tâm.

Tuy nhiên, để vịt phát triển tốt anh vẫn xây một chuồng trại rộng rãi, bảo đảm vệ sinh tập trung, có ao tắm mát. Anh Tuấn cho nhốt riêng từng loại: vịt đẻ, vịt nuôi lấy thịt và vịt con mới nở. Ngoài để vịt ăn thức ăn tự nhiên thì anh Tuấn cho ăn lúa. Trong thời gian chăm sóc, thường xuyên kiểm tra chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ để vịt không mắc bệnh

Thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm từ trang trại

Theo tính toán của anh Tuấn, sau khoảng 4 tháng chăm sóc thì vịt đạt trọng lượng hơn 1,1- 1,4kg, giá bán thị trường 250.000 đồng/con, cao gấp 2 lần vịt ta. Đem lại thu nhập hơn 350 triệu mỗi lứa xuất bán.

Về mô hình nuôi gà Đông Tảo, đây là loại gà dễ nuôi, sức đề kháng tốt hơn gà ta bình thường lại được bán với giá rất cao, đang được khách hàng ưu chuộng nên anh Tuấn nuôi 50 con có giống ngoài Hà Nội.

Gà Đông tảo anh Tuấn nuôi hiện tại nhiều loại như gà giống, gà lấy thịt, gà để làm cảnh…Với gà giống 1 tuần tuổi được bán với giá 200 nghìn đồng/con, gà thương phẩm được bán 200 nghìn đồng/kg. Mỗi năm mô hình này cho thu nhập hơn 100 triệu.

 

 nguong mo anh ky su bo pho ve que lam trang trai tong hop thu hon 1 ty dong/nam - 2

 

Ông Nguyễn Duy Lượng, nguyên Phó Chủ tịch TƯ Hội Nông dân Việt Nam từng về thăm mô hình kinh tế tiêu biểu của anh Tuấn

Nhông cát trong trang trại của mình, anh Tuấn xuất bán ra thị trường hơn 30.000 con giống và hàng trăm kỳ nhông thương phẩm với giá bán 350 nghìn đồng/kg, thu lợi về trên 600 triệu đồng mỗi năm.

Còn kỳ nhông, kỳ đà trang trại anh Tuấn nuôi 30 con có nguồn gốc Đồng Tháp. Mỗi kỳ đà con sau 1 năm sinh sản nặng hơn 1 kg, nếu chăm sóc đúng kĩ thuật thì sau 5 tháng có thể nặng khoảng 4-5 kg. Theo tính toán của anh Tuấn, hiện nay với giá bán hiện 450 nghìn đồng con kỳ đà nên lãi vô cùng lớn.

Bên cạnh chăn nuôi, với gần 7.000 cây rừng trong bao trồng xen kẽ cây ăn quả, mỗi năm cho thu nhập thêm trên 100 triệu đồng xuất bán cho khách hàng.

Như vậy, tổng thu nhập của anh Tuấn mỗi năm là hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 750-800 triệu/đồng.

Năm 2010, anh Tuấn đã thành lập công ty TNHH một thành viên Ân Cát, đầu tư mua xe tải phục vụ làm trang trại và xe con tiện đi lại công tác. Nói về việc đặt tên công ty, anh Tuấn bộc bạch như một lời cảm ơn đến mảnh đất quê hương đã cho mình cơ hội được làm giàu.

Báo đáp quê hương, hằng năm, anh Tuấn đều tặng tiền, sách vở, quần áo mới, xe đạp cho nhiều em học sinh khó khăn vươn lên học giỏi trên địa bàn xã. Những em không có điều kiện đến trường, anh Tuấn nhận đỡ đầu, phụ giúp học phí cho được đi học. Cùng với đó, nhiều gia đình nghèo được anh Tuấn hỗ trợ tiền xây nhà, làm công trình phụ, lắp đặt nước sạch dùng.

Với thành quả làm kinh tế giỏi và cống hiến vì xã hội, nhiều năm qua anh Tuấn đã nhận được hàng chục bằng khen của UBND huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung ương Đoàn.

Chia sẻ về định hướng trong thời gian tới, anh Tuấn cho biết sẽ tiếp tục đầu tư làm trang trại có hiệu quả. Tư vấn khởi nghiệp, giúp đỡ cho nhiều nông dân muốn học hỏi kinh nghiệm làm giàu bằng mô hình trang trại.


Theo eva

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,137
  • Tổng lượt truy cập90,867,530
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây