Học tập đạo đức HCM

Những mô hình sản xuất thích ứng với biến đối khí hậu

Chủ nhật - 08/05/2016 10:08
Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, an toàn, hiệu quả và bền vững.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, trong 5 năm qua (2011 - 2015), tỉnh đã xây dựng 38 điểm trình diễn với tổng diện tích hơn 36 ha thực nghiệm sản xuất các mô hình như: nuôi chuyên cua biển; nuôi tôm sú xen sò huyết dưới tán rừng phòng hộ; nuôi tôm chân trắng trên vùng đất nhiễm mặn nặng canh tác lúa kém hiệu quả ở vùng U Minh Thượng.

Kết quả, nuôi chuyên cua biển năng suất bình quân đạt 1,3 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 64,8 triệu đồng/ha; nuôi tôm sú xen sò huyết dưới tán rừng phòng hộ, năng suất tôm sú 150 - 200 kg/ha, sò huyết 7,5 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 150 triệu đồng/ha; nuôi tôm chân trắng mật độ 10 con/m² lợi nhuận hơn 40 triệu đồng/ha.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang còn thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi chuyên cua và nuôi cua xen tôm sú dưới tán rừng phòng hộ tại 2 huyện An Biên và An Minh.

Kết quả, nâng năng suất cua từ 150 kg/ha lên 454 kg/ha đối với nuôi chuyên cua và 240 kg/ha đối với mô hình nuôi cua xen tôm sú, nông dân tăng lợi nhuận gấp đôi từ thu nhập nuôi cua và lợi nhuận tăng thêm từ tôm sú trên 20 triệu đồng/ha so với trước khi thực hiện dự án.

Ngoài ra, ngành còn hỗ trợ nông dân sản xuất mô hình tôm - lúa với tổng diện tích 205 ha, năng suất tôm 350 - 450 kg/ha, cao hơn so với ngoài mô hình 150 - 200 kg/ha; năng suất lúa bình quân 5,5 tấn/ha.

Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho hay thành công của các mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động ở các vùng ven biển, tránh việc khai thác, xâm hại rừng làm mất cân bằng sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biểng dâng.

Đặc biệt, mô hình tôm - lúa đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho vùng U Minh Thượng, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Mô hình này có nhiều khả năng thích ứng tốt, sản xuất mang lại hiệu quả cho nông dân trong điều kiện biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp./.

theo Bnews

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm289
  • Hôm nay81,876
  • Tháng hiện tại705,902
  • Tổng lượt truy cập97,934,083
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây